Phân biệt công chức, viên chức, cán bộ như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Chào Luật Việt Phong, tôi đang có chút thắc mắc trong quá trình làm hợp đồng với công ty, đó là làm thế nào để phân biệt công chức, viên chức, cán bộ? Tôi cảm ơn.
Người gửi: Đăng Khoa
image gallery 1486011184204

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau: 

1. Căn cứ pháp lý: 

– Luật công chức, cán bộ 2008;
– Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
– Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Luật Viên chức 2010.

2. Phân biệt công chức, viên chức, cán bộ.

Luật Việt Phong sẽ phân tích sự khác biệt giữa công chức, viên chức và cán bộ dựa trên các khía cạnh sau: Khái niệm, chế độ làm việc, tuyển dụng, nơi làm việc, nguồn chi trả lương và các hình thức kỉ luật.
a) Khái niệm:
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước( Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật( Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật( Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010).
b) Chế độ làm việc
– Công chức, cán bộ: thời gian tập sự từ 6-12 tháng tùy vào trường hợp tuyển dụng( Theo Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP), công chức được tuyển dụng( Theo Điều 35 Luật Công chức, cán bộ 2008), bổ nhiệm( Theo Điều 51 Luật cán bộ, công chức 2008) vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.
– Viên chức: Thời gian tập sự được quy định theo chức danh nghề nghiệp của từng ngành, từng lĩnh vực( Theo Khoản 2 Điều 20 Nghị định 29/2012/NĐ-CP). Viên chức được tuyển dụng( Theo Điều 20 Luật Viên chức 2010), Ký kết hợp đồng làm việc( Theo Điều 25 Luật Viên chức 2010), bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp( Theo Điều 31 Luật Viên chức 2010). Viên chức quản lý thì được bổ nhiệm( Theo Điều 37 Luật Viên chức 2010). Viên chức được phân thành 4 hạng khác nhau( Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP).
c) Tuyển dụng: 
– Công chức: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP), có thể tuyển dụng công chức bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển đối với những người có đủ điều kiện để thi tuyển và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn( Theo Điều 37 Luật Công chức, cán bộ 2008)
– Viên chức: Việc tuyển dụng sẽ căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập( Theo Điều 20 Luật Viên chức 2010). Viên chức cũng có thể được tuyển dụng bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển( Theo Điều 23 Luật Viên chức 2008).
d) Nguồn chi trả lương
– Công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với những người trong bộ máy lãnh đao, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập( Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật công chức, cán bộ 2008)
– Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập( Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010).
e) Nơi làm việc
– Công chức: cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập( Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008).
– Viên chức: làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc( Theo Điều 2 Luật viên chức 2010).
f) Hình thức kỷ luật
– Công chức: Khiển trách, Cảnh cáo, Hạ bậc lương, Giáng chức, Cách chức, Buộc thôi việc( Theo Khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Viên chức: Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Buộc thôi việc. Ngoài ra còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật( Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 52 Luật Viên chức 2010).
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Sự khác nhau giữa Công chức, Viên chức, Cán bộ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đặng Thị Thùy Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt công chức, viên chức, cán bộ như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề