Quy định của pháp luật về trình tự khám xét chỗ ở?

Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị tuy nã, người bị bắt cóc.

Quy định của pháp luật về trình tự khám xét chỗ ở

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Chỗ ở là nơi một người hay một hộ sử dụng làm nơi cư trú như nhà riêng, căn hộ Nhà nước, tập thể cho thuê để ở; buồng trọ, phòng trọ của của khách sạn đã được tư nhân thuê để ở; các phương tiện giao thông như tàu , thuyền… của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở, được giao để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả những vùng phụ cận như vườn, đất đai, các công trình vệ sinh.

Qua bài viết này, Luật Việt Phong sẽ giải đáp cho bạn về trình tự khám xét chỗ ở theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào các điều từ 140 đến 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trình tự khám xét chỗ ở được quy định như sau:

1. Mục đích của khám xét

– Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra

– Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật , tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành

– Phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc

2. Trình tự, thủ tục khám xét

Về điều kiện khám xét: Khi tiến hành khám xét cần dựa trên những điều kiện cơ bản nhất định.

– Thứ nhất: Khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật tài sản có liên quan đến vụ án, người đang có lệnh truy nã.

Thứ hai:  Nhận thấy rằng nếu không tiến hành khám xét ngay thì công cụ phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu lien quan đến vụ án….có thể bị tẩu tán tiêu hủy.

– Thứ ba:  Những đồ vật công cụ, phương tiện đang ở trong người nào đó, ở chỗ ở và địa điểm của người nào đó có thể gây nên nguy hại cho những người xung quanh hoặc bọn tội phạm có thể sử dụng để gây án tiếp tục.

Về căn cứ khám xét:

Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

Từ những phân tích trên, nhận thấy rằng khi tiến hành khám xét cần dựa trên những căn cứ theo quy định, có cơ sở, đảm bảo những căn cứ đó là khách quan, đồng thời phải có sự kiểm tra những căn cứ đó trước khi dựa trên căn cứ đó tiến hành hoạt động khám xét

Thủ tục khám chỗ ở: 

Khi bắt đầu khám, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Khi khám chỗ ở, địa điểm có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến, trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 2 người láng giềng chứng kiến.Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Như vậyBộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ về thẩm quyền cũng như thủ tục khi tiến hành khám xét, khi tiến hành hoạt động khám xét cơ quan điều tra cần chấp hành nghiêm chỉnh, đúng quy định để đảm bảo không xâm phạm quyền dân chủ của công dân cũng như góp phần hiệu quả cho hoạt động khám xét nói riêng và hoạt động điều tra nói chung.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quy định của pháp luật về trình tự khám xét chỗ ở? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định của pháp luật về trình tự khám xét chỗ ở?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề