Quy định pháp luật về mức và căn cứ hỗ trợ người dân vùng bão lũ, thiên tai?

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay mưa lũ đang xảy ra ở các tỉnh miền bắc, thiệt hại về người và của. Tôi thấy nhà nước có chính sách hỗ trợ và bồi thường thiệt hại cho người dân. Vậy căn cứ đâu để đưa ra mức bồi thường cũng như hỗ trợ cho người dân. Và Nguồn kinh phí được trích tư đâu ạ. Mong luật sư tư vấn!
Người gửi: Phan Phương Thảo
ho tro

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Phòng, chống thiên tai 2013;
– Luật Ngân sách nhà nước 2015.

2. Quy định pháp luật về mức và căn cứ hỗ trợ người dân vùng bão lũ, thiên tai?

Theo Điều 8, Luật Phòng, chống thiên tai 2013, nguồn tài chính được dùng để khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt được quy định như sau:
Điều 8. Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ phòng, chống thiên tai.
3. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.”
Đối với nguồn ngân sách nhà nước dùng để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi tác động của thiên tai được quy định tại điều 9 Luật phòng, chống thiên tai 2013 như sau:
Điều 9. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự toán chi hằng năm và dự phòng ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai theo dự toán chi hằng năm được sử dụng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã chi hết nhưng không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Mức ngân sách nhà nước dùng cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai được quy định tại Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015:
Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước
1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;”
Để đưa ra mức hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi thiên tai, thảm họa, Chính phủ căn cứ vào báo cáo về tình hình thiệt hại thực tế của từng địa phương. Khi ra quyết định hỗ trợ, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét báo cáo về thiệt hại của Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện cũng như tình hình, nguy cơ thiếu đói của người dân (trường hợp hỗ trợ gạo) hoặc các thiệt hại hợp lý của người dân. Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương khẩn trương xử lý cụ thể việc hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý hỗ trợ trực tiếp 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng lại 2 cột phát sóng truyền hình tại huyện Hương Khê và thị xã Kỳ Anh bị đổ, gãy do bão số 10 năm 2017 vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý hỗ trợ trước 3.000 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình để thực hiện việc cứu đói cho nhân dân bị ảnh hưởng sau bão số 10.
Ngoài việc nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, người dân bị thiệt hại sẽ nhận được hỗ trợ từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thông qua Nghị quyết của hội đồng nhân dân, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách địa phương và ngân sách được phân bổ về từ trung ương.
Mức hỗ trợ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Ví dụ:
“Chính sách hỗ trợ:
a) Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân có nhà ở bị tốc mái, hỏng mái từ 30% đến dưới 50% diện tích mái, mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/nhà.
b) Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân có nhà ở bị tốc mái, hỏng mái từ 50% đến dưới 70% diện tích mái, mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/nhà.
c) Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân có nhà ở bị tốc mái, hỏng mái từ 70% diện tích mái trở lên, mức hỗ trợ: 4.000.000 đồng/nhà.
d) Hỗ trợ hộ gia đình có tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống thường ngày bị hư hỏng hoàn toàn hoặc mất hết, mức hỗ trợ: 5.000.000 đồng/hộ.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề căn cứ hỗ trợ và mức hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ, thiên tai? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về mức và căn cứ hỗ trợ người dân vùng bão lũ, thiên tai?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề