Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính thì đương sự là chủ thể không thể thiếu.  Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Căn cứ tại Điều 49 Luật tố tụng hành chính 2010 thì quyền, nghĩa vụ của đương sự được quy định như sau:

– Cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do Toà án thu thập.

– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án.

– Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

– Yêu cầu Toà án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Tham gia phiên toà.

– Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng.

– Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

– Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

– Đối thoại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án.

– Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

– Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

– Tranh luận tại phiên toà.

– Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án.

– Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

– Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà án.

– Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Toà án.

– Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án.

– Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

– Nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

– Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chínhChúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề