Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp phải tiến hành khá nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng như Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế, đơn vị khắc dấu,… Để đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, công ty Luật Việt Phong cung ứng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên.
263 1

1. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên

– Thành phần hồ sơ gồm có:
+ Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh;
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.

2. Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1. Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của công ty gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2.  Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh. 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 
Bước 3. Trả kết quả
Nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Lưu ý: 
Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Biết được những khó khăn của quý khách khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty, công ty Luật Việt Phong cung cấp đến quý khách dịch vụ thành lập chi nhánh tại quận Cầu Giấy trọn gói, uy tín và nhanh chóng. Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ, Luật Việt Phong sẽ thực hiện những công việc sau:
– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan trước khi thành lập chi nhánh: 
+ Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty; 
+ Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập chi nhánh;
+ Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của chi nhánh;
+ Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của chi nhánh;
– Soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ thành lập chi nhánh;
– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Sở Kế hoạch và đầu tư;
– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Tiến hành hồ sơ khắc dấu chi nhánh của công ty và Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia;
– Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và mẫu dấu tới tận tay quý khách hàng;