Thủ tục dán nhãn phụ

Posted on Tư vấn luật SHTT 439 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tại tôi đang định nhập khẩu một số hàng hóa Malaysia về bán tại Việt Nam vậy tôi có cần phải dán chữ tiếng Việt cho sản phẩm không?Nội dung có những gì? Mong luật sư tư vấn !

Người gửi: Tuyết Mai ( TP.Hồ Chí Minh)

thủ tục dán nhãn phụ

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Nhãn phụ  là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Nhãn phụ là quy định bắt buộc đối với hàng hóa mà trên đó ghi các thông tin về sản phẩm như: Tên sản phẩm, xuất xứ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối… 

1. Quy định pháp luật về việc dán nhãn phụ

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số: 89/2006/NĐ-CP quy định về  Nhãn hàng hóa:

Điều 5. Hàng hóa phải ghi nhãn

1. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn:

a) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

b) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người tiêu dùng.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

4. Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không; hàng hóa do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hóa trong các trường hợp quy định tại khoản này.

2. Cách thức dán nhãn phụ

– Nội dung nhãn :

Tên hàng hóa;

 Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất mỗi loại hàng hóa mà nhãn hàng hóa còn các nội dung quy định bắt buộc khác quy định tại Điều 12 Nghị định số: 89/2006/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa.

– Vị trí dán nhãn:

+ Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

+ Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

 + Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì: Các nội dung: tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

– Kích thước hàng hóa: tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự quyết định kích thước nhãn hàng

– Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa: Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa

– Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp sau:

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất;

+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

+ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về thủ tục dán nhãn phụ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục dán nhãn phụ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề