Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội

Tóm tắt câu hỏi:

Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội

Thưa các luật sư, hiện tôi đang ở Chương Mỹ Hà Nội, khu vực của tôi hiện tại đang có quyết định thu hồi đất ruộng của nhà nước. Đất ruộng của tôi được cấp từ năm 1993 đến nay để trồng lúa, vậy các luật sư tư vấn giúp tôi xem khi thu hồi thì gia đình tôi được bồi thường những gì? Xin cảm ơn.

Người gửi: Trần Xuân Lộc (Hà Nội)

Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai năm 2013;

– Quyết định Số: 23/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do luật đất đai 2013 và các nghị định của chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;

– Quyết định S: 96/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019;

2/ Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội

Căn cứ theo khoản 2 Điều 74 của luật đất đai năm 2013 quy định về Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”

Theo đó, giá đất nông nghiệp trồng lúa nước tại địa bàn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội là 135 nghìn đồng trên 1 mét vuông.

Ngoài ra, bạn còn có thể yêu cầu bồi thường các thiệt hại do hoa màu chưa được thu hoạch phải di chuyển, trồng lại theo Điều 90 của luật đất đai năm 2013 như sau:

“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

 

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;”

Tiếp theo là việc Bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất còn lại theo Điều 10 của quyết định Số: 23/2014/QĐ-UBND như sau:

“Các trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai mà không có hồ sơ, chứng từ chứng minh các khoản chi phí đã đầu tư vào đất còn lại (trừ trường hợp thu hồi đất công ích theo quy định tại Điều 20 bản quy định này) thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo mức sau:

a) Đối với đất nông nghiệp: 50.000 đồng/m2 đối với đất trồng lúa nước; 35.000 đồng/m2 đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và 25.000 đồng/m2 đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Mức bồi thường tối đa không vượt quá 250.000.000 đồng/chủ sử dụng đất.”

Tiếp theo là chi phí Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi bị Nhà nước thu hồi đất như sau:

“a) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP bằng 5 (năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) và 3,5 (ba phẩy năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất của UBND Thành phố đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;

b) Ngoài chính sách hỗ trợ bằng tiền quy định tại điểm a khoản này, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm, vay vốn,… theo quy định hiện hành.”

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có thể được hưởng mức hỗ trợ ổn định đời sống cho 01 nhân khẩu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo/tháng theo giá do Sở Tài chính công bố hàng năm; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

Căn cứ vào giá trị thực tế tại địa phương tương ứng với các khoản bồi thường nói trên, bạn có thể tính toán và kiểm tra xem mức bồi thường được đưa ra đã hợp lý chưa, nếu như bạn thấy mức bồi thường đó là không thỏa đáng, bạn cũng với những người được bồi thường khi bị thu hồi đất có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu điều chỉnh mức bồi thường hợp lý cho tài sản mà người dân bị thu hồi.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các chi phí đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hà Nội
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề