Cầm cố xe máy trái pháp luật

Tóm tắt câu hỏi:

 Anh tôi lấy xe máy do tôi đăng ký chính chủ đi cầm cố. Quá hạn chủ hiệu cầm đồ bán chiếc xe của tôi. Nay mọi giấy tờ chứng minh xe của tôi tôi đều có đủ. Vậy tôi có thể trình báo công an để lấy lại xe của mình không? Và anh tôi và chủ hiệu cầm đồ sẽ bị xử lý như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Thị Hoài
Bài viết liên quan:
cd 18061311024161437 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015.
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bao lực gia đình.

2. Cầm cố xe máy trái pháp luật

Thứ nhất, về việc bạn có thể trình báo công an để lấy lại xe của mình không?
Theo Điều 309 BLDS 2015: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. 
Mặt khác, cá nhân/pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
Như vậy, theo quy định trên, bên cầm cố phải là chủ sở hữu đối với tài sản cầm cố hoặc là người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền hợp lệ.
Đối chiếu với tình huống bạn đưa ra, tài sản được sử dụng để cầm cố không thuộc sở hữu của anh bạn và anh bạn cũng không được bạn ủy quyền nên giao dịch cầm cố trong trường hợp này không đúng pháp luật. Bạn hoàn toàn có thể trình báo cơ quan Công an để điều tra và giải quyết giúp bạn.
Thứ hai, về hình thức xử lý đối với anh bạn và chủ hiệu cầm đồ:
• Đối với anh bạn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì anh bạn lấy xe máy do bạn đăng ký chính chủ đi cầm cố. Lúc này, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Anh bạn trộm chiếc xe máy của bạn và đem đi cầm cố:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội trộm cắp tài sản:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định đúng là anh bạn có hành vi trộm cắp tài sản và hành vi này có dấu hiệu tội phạm theo Điều 173 BLHS 2015 nêu trên thì anh bạn sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản.
Trường hợp 2: Anh bạn mượn xe máy của bạn với mục đích khác nhưng lại mang đi cầm cố:
Điều 175 BLHS 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Đây là trường hợp giữa bạn và anh bạn đã thiết lập với nhau một quan hệ hợp đồng (vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác có sự chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản) nhằm một mục đích khác (không phải mục đích để anh bạn mang đi cầm cố) nhưng anh bạn lại mang đi cầm cố. Hành vi này được pháp luật hình sự gọi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tương tự như trường hợp 1, nếu cơ quan điều tra xác định đúng là anh bạn đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu tội phạm theo quy định trên thì anh bạn sẽ bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
• Đối với chủ hiệu cầm đồ
Theo quy định của pháp luật, xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Khi nhận cầm cố tài sản này, bên nhận cầm cố buộc phải biết về việc bên cầm cố có phải chủ sở hữu đối với tài sản cầm cố hay người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền hay không thông qua việc kiểm tra các giấy tờ liên quan. Theo đó, khi bên nhận cầm cố (chủ hiệu cầm đồ) không thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi nhận cầm cố thì sẽ bị xử lý hành chính theo Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
,…
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền;
…”
Mặt khác, trường hợp chủ hiệu cầm đồ không hứa hẹn trước và biết rõ chiếc xe máy của bạn là do anh bạn phạm tội (trộm cắp/lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) mà có nhưng vẫn đồng ý nhận cầm cố và tiêu thụ thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS 2015):
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề “Người lấy tài sản của người khác mang đi cầm cố và người nhận cầm cố tài sản này bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cầm cố xe máy trái pháp luật
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề