Công chức không đăng ký kết hôn được phép có con bằng phương pháp IVF không?

Nội dung câu hỏi:

Công chức không kết hôn nhưng tự có con có bị coi là vi phạm pháp luật không? Việc có con đầu lòng thực hiện tự nguyện bằng hình thức IVF và không kết hôn, có vi phạm luật hôn nhân và bị kỷ luật lao động không?

quy dinh cua phap luat ve con ngoai gia thu 1 1

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Bộ luật Hình sự 2015.

Có con ngoài giá thú?

Khái niệm con ngoài giá thú không được pháp luật quy định nhưng có thể hiểu theo nghĩa thông thường là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Trường hợp của bạn có thể coi là có con ngoài giá thú.

Công chức có con ngoài giá thú bị xử lý như thế nào:

Theo đó, công chức nếu có con ngoài giá thú có thể sẽ bị xử lý theo các trường hợp sau:

– Đang độc thân, có con ngoài giá thú với người độc thân

Trong trường hợp này, quan hệ của hai bên chỉ là quan hệ tình cảm nên pháp luật không điều chỉnh. Do đó, nếu có con ngoài giá thú thì cũng sẽ không bị xử lý kỷ luật, không bị xử phạt hành chính hay hình sự theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, cha, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ với con; người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Đã có gia đình nhưng có con ngoài giá thú

Trường hợp công chức đã có gia đình (đã kết hôn) mà có con ngoài giá thú với người khác; hoặc đang độc thân, nhưng có con ngoài giá thú với người đã có gia đình thì có thể bị xử lý:

+ Xử lý kỷ luật: Nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định;

+ Xử lý hành chính: Nếu có quan hệ chung sống như vợ chồng

Khi đó, công chức sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng (theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP)

+ Xử lý hình sự: Nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ của một trong hai bên dẫn đến ly hôn.

Khi đó, công chức sẽ bị phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015).

Tóm lại, trong trường hợp này, công chức có con ngoài giá thú chỉ bị xử phạt nếu phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác.

Trong trường hợp của bạn, việc có con bằng hình thức IVF có thể coi không vi phạm pháp luật và sẽ không bị xử phạt, trừ khi cơ quan bạn đang công tác có quy định khác.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề