Đánh người khác gãy răng bị xử lý và bồi thường như thế nào?

Posted on Tư vấn luật dân sự 5679 lượt xem

Thưa luật sư cho em hỏi. Ngày trước người yêu em có yêu anh Hàn Quốc nhưng 2 người chia tay. Hôm mùng 2 tết, anh người Hàn tới nhà em giật cửa rồi đêm cũng đến. Hôm mùng 4 tết, em đang ở nhà, anh này lại tới giật cửa. Em mở cửa ra, anh này đi vào, em lấy cây quật vào lưng anh đó, anh ấy chạy bị ngã gãy nửa cái răng. Giờ anh ta làm đơn lên công an thành phố. Em xin hỏi luật sư tư vấn em có bị phạm tội gì và bị xử phạt ra sao?

Phạm Văn Đức.

Bài viết liên quan:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Có được bù trừ khoản tiền bồi thường thiệt hại do gây thương tích hay không?
– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
– Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến sức khoẻ người khác.

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì về nguyên tắc để xác định tỉ lệ thương tật thì phải căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu.

Tuy nhiên, với trường hợp của bạn không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì có thể tham khảo Bảng tổn thương cơ thể do thương tích ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH:

11. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng – Hàm – Mặt 

                                Tổn thương Răng – Hàm – Mặt

Tỷ lệ %

2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)

 

2.1. Mất một răng

 

2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1,2,3)

1,5

2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4,5)

1,25

2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7

1,5

2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6

2,0

2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1

Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi.

Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng

 

2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm

15 – 18

2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm

21 – 25

2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm

31

Như vậy, trong trường hợp anh đó bị gãy mất nửa cái răng được xác định là không có tỷ lệ thương tật. Vì vậy, bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, do hành vi bạn định quật vào lưng nên anh ta cố tránh và bị ngã dẫn đến gãy mất nửa chiếc răng (mặc dù không có tỉ lệ thương tật) thì bạn vẫn phải có nghĩa vụ phải bồi thường những khoản sau: khoản tiền mua thuốc, khoản tiền thay răng giả, khoản tiền bù đắp thiệt hại về tinh thần. Theo điều 584 và điều 585 Bộ Luật dân sự năm 2015:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Tuy nhiên, về hành vi anh đó đập cửa nhà bạn cả đêm lẫn ngày, căn cứ vào điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

Như vậy, hành vi gây mất trật tự của anh  đó có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. 

Bạn có thể làm đơn gửi UBND phường(xã) nơi bạn đang cư trú để được giải quyết theo quy định của pháp luật và để chấm dứt hành vi quấy rối, gây mất trật tự của anh đó. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến sức khoẻ người khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Diệu Linh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đánh người khác gãy răng bị xử lý và bồi thường như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

2 thoughts on “Đánh người khác gãy răng bị xử lý và bồi thường như thế nào?

    • admin says:

      Người có hành vi bạo lực với bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào tỉ lệ tổn thương cơ thể của bạn, nếu thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp pháp luật Hình sự quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp trên đã được quy định cụ thể tại “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khi bạn làm đơn tố cáo về hành vi cố ý gây thương tích, Công an sẽ tiến hành các bước tố tụng và trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của bạn để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi bạo lực nêu trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề