Điều kiện cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo yêu cầu cá nhân

Kính chào anh/chị,
Tôi đang có nhu cầu xin lý lịch tư pháp số 2.
Hiện tại tôi đang sống ở Nhật Bản. Hộ Khẩu thường trú của tôi ở Long An.
Tôi không có điều kiện để về Việt Nam để nộp hồ sơ trực tiếp.
Nếu có thì xin cho biết: các thủ tục cần cung cấp, lệ phí, và các vấn đề khác liên quan nếu có.
Xin trân trọng cám ơn.

Doan Nguyen

Căn cứ pháp lý

– Luật lý lịch tư pháp 2009

ly lich tu phap 0312162849 5

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về lý lịch tư pháp, tại khoản 1 điều 2 Luật lý lịch tư pháp định nghĩa về khái niệm lý lịch tư pháp, theo đó:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Từ định nghĩa trên và căn cứ thêm vào điều 7 Luật lý lịch tư pháp thì công dân đã và đang sinh sống tại Việt Nam có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền – Sở tư pháp nơi cá nhân lưu trú, cấp phiếu lý lịch tư pháp để thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật công nhận, theo đó:

Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngoài ra, quy định khác bổ sung đã được ghi nhận tại Luật lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại căn cứ theo điều 41 Luật lý lịch tư pháp quy định:

Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Từ quy định trên áp dụng vào trường hợp, trình tự, thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định tại điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định:

Điều 46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Theo đó, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ không được uỷ quyền cho người khác tiến hành thủ tục. Như vậy, người cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp só 2 cần phải trở về nước để thực hiện quyền và lợi ích theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

Tiếp theo liên quan đến trình tự thực hiện việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, viện dẫn cho khoản 2 điều 46 Luật lý lịch tư pháp, tại khoản 1, 2 điều 45 Luật lý lịch tư pháp quy định:

Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề