Giáo viên công tác tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn thì được hưởng những chế độ gì?

Tóm tắt tình huống:

Bảy Ngàn, ngày 10tháng 03 năm 2017 Kính gửi: – Lãnh đạo Tổng đài Luật sư 24/7 Tôi tên: Phạm Công Lâm, sinh năm1966 Hiện đang công tác tại trường tiểu học NguyễnTrung Trực, thị trấn Bảy Ngàn (xãTân Hòa cũ), huyện Châu Thành A, tỉnhHậu Giang. Nay tôi viết thư này gửi đến Lãnh đạo Luật sư sự việc sau: Vào năm 2006 Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Ủy ban Dân tộcvề việc công nhận 3 khu vực vùngdân tộc thiểu số và miền núi theo trình độphát triển, trong đó có xã Tân Hòa, huyệnChâu Thành A, tỉnh Hậu Giang được công nhận xã thuộc khu vực II thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2007Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 củaThủ tướng Chính phủ Quyết định Banhành Danh mục các đơn vị hànhchính thuộc vùng khó khăn, trong đó có xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Căn cứ theoNghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20tháng 6 năm 2006 về chính sách đốivới nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn, và Thông tư số
06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007. Căn cứQuyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày11 tháng 01 năm 2008 về việc phê duyệtdanh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.Trong đó có huyện Châu Thành A gồm: xã Tân Hòa(nay là thị trấn Bảy Ngàn) ấp thịtứ; 4A; 4B; thị trấn Cái Tắc; TrườngLong A”. Căn cứ Quyết định 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 phê duyệt danh sách thôn đặc biệtkhó khăn vùng dân tộc và miền núivào diện đầu tư của Chương trình135. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1996 tôi được Ban Tổ Chức Chính Quyền tỉnh Cần Thơ do ông Đặng Minh Trựcký, được tuyển dụng về công tác tại trường tiểuhọc Tân Hòa 2, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành, tỉnhCần Thơ để giảng dạy. Trong thờigian đó hộ khẩu của tôi ở Cần Thơđến năm 1999 tôi mới được chuyển hộ khẩu về ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang công tác giảng dạy cho đến nay ( nay là trường tiểu họcNguyễn Trung Trực, ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyệnChâu Thành A, tỉnh Hậu Giang).Kính thưa quý Lãnh đạo Luật sư tưvấn cho tôi biết, tôi có được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6năm 2006 về chính sách đối với nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục côngtác ở trường chuyên biệt ở vùng có điềukiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tại Điều 7 và Điều 8 khoản 1 Chương III không? Vì từ khiNghị định số 61/2006 và Quyết định 01/2008 có hiệulực đến nay, đơn vị trường tôichưa được hưởng theo quy định. Rấtmong quý các cấp Lãnh đạo Luật sư tư vấn và trả lời cho tôi được biết, xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: Phạm Công Lâm

giao vien 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh ,công ty Luật Việt Phongxin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

 

1/ Cơ sở pháp lý

-Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về chính sách đối với nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục côngtác ở trường chuyên biệt ở vùng có điềukiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

-Nghị định19/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 61/2006/NĐ-CP CP ngày 20tháng 6 năm 2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt ở vùng cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

-Thông tư 06/2007/TTLT- BGDĐT-BNV-BTChướng dẫn thực hiện nghị định 61/2006/NĐ-CP

2/ Giáo viên công tác tạivùng kinh tế-xã hội khó khăn thì được hưởng những chế độ gì?

Anh thông tin: anh làgiáo viên tiểu học, trường học thuộc ại khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miềnnúi. Theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việcphê duyệt danh sách thôn đặc biệtkhó khăn thuộc xã khu vực II vàodiện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II trường học nơi anh công tác nằmtrong diện này.

Theo thông tin anhcung cấp anh là giáo viên giảng dạy tại trường học thuộc khực kinh tế khó khăn.Do đó anh sẽ được hưởng các khoản trợ cấpsau:

Trợ cấp ưu đãi

Được quy định tại Điều7 nghị định 61/2006/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Phụ cấp ưu đãi

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại cáccơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khókhăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụlãnh đạo,phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưuđãiđã quy định tại Quyết định số244/2005/QĐ-TTgngày 06 tháng 10 năm 2005của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụcấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dụccông lập.

Đối tượngđược hưởng theo quy định tại thông tư 06/2007/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC bao gồm: Đối tượng được hưởng:” Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tưnày hiện đang công tác ở trường chuyênbiệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp được tính như sau:

Mức phụ cấp 70% mứclương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại: Cáccơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn;

Riêng nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các trường giáodưỡng hưởng phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quyđịnh tại điểm a và đ khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, trongtrường hợp khoản phụ cấp được hưởng này thấp hơn mức quy định tại điểm b khoản2 mục II của Thông tư này thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch đểđạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụlãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Cách tính:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tốithiểu chung x [(hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụlãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] xtỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Ngoài ra nếu anh đượchưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 19/2013/NĐ-CP:

“3. Tính từ ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạncông tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp,luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luânchuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tê – xã hội đặc biệt khó khăn thìtiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chứcvụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụcấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quyđịnh tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chínhphủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lươngtrong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệtkhó khăn (sau đây gọi chung là Nghị định 116/2010/NĐ-CP).”

Cách tính phụ cấp thuhút được quy định tại khoản 4 mục 2 thông tư 06/2007/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC.

Nếu bạn từ nơi khác chuyển đến thì bạn hưởng trợ cấplần đầu. Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 19/2013/NĐ-CP quy định: “Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi đượcluân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khănđược hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tạithời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển, Ủy bannhân dân cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấplần đầu và chỗ ở cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuyển đến địaphương.”

Như vậy, có thể bạn sẽ được hưởng các khoản như: Phụ cấp ưuđãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu. Căn cứ vào quy định tại nghị định61/2006/NĐ-CP Và nghị định 19/2013/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấncủa công ty luật Việt Phong Giáoviên công tác tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn thì được hưởng những chính sáchgì? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên đểsử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấnquý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 củacông ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Trần Thị Ngọc

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Giáo viên công tác tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn thì được hưởng những chế độ gì?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề