Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?

Posted on Tư vấn luật lao động 420 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?

Luật sư cho em hỏi trường hợp của bố em là công nhân xây dựng. Ngày 15.6.2016, bố em được nhận vào làm xây dựng cho công trình của công ty X. Tuy nhiên lại không có hợp đồng lao động. Ngày 23.7.2016 trong quá trình làm việc bố em bị giàn giáo từ trên cao rơi xuống khiến bố  bị gãy xương bả vai. Nhưng kể từ khi đi viện, ở công ty đó không có ai đến thăm hỏi bố em hay hỗ trợ tiền chữa trị. Gia đình em có viết đơn yêu cầu công ty chi trả tiền bồi thường do bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc nhưng bị từ chối với lí do là giữa công ty và bố em không hề kí kết hợp đồng lao động. Vậy bây giờ gia đình em phải làm sao để có thể đòi lại quyền lợi cho bố. Em xin cảm ơn ạ.

Người gửi: Nguyễn Thị Dương (Vĩnh Phúc).Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ Căn cứ pháp lí

-Bộ luật lao động 2012.

2/ Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?

Về nghĩa vụ giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động như sau:

1.Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Về hình thức của hợp đồng được quy định rõ tại điều Điều 16 Bộ luật lao động :

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Do chị chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian làm việc giữa bố chị và công ty là bao lâu nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn các trường hợp dự liệu như sau:

+, Trường hợp 1: Đối với công việc có thời hạn dưới 3 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói. Với loại hợp đồng này thì phải có căn cứ chứng minh bố chị và công ty đã thỏa thuận về việc làm có trả lương, mức lương, thời hạn trả lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, các nội dung thỏa thuận khác,…. Việc chứng minh này cần có người làm chứng hoặc có camera ghi lại cuộc nói chuyện giữa bố chị và phía công ty. Và khi có xảy ra các vấn đề về tai nạn lao động xảy ra thì bố chị vẫn được hưởng các chế độ về tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạ lao động được quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Cùng theo đó là quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Thông thường đối với hợp đồng được giao kết bằng miệng sẽ không đặt ra vấn đề về việc đóng bảo hiểm cho người lao động và đối với công việc có thời hạn dưới 3 tháng không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, khi xảy ra tai nạn lao động, bên phía công ty phải chi trả chế độ tai nạn lao động cho bố chị với số tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động mà Luật BHXH quy định. Theo như thông  tin chị đã cung cấp thì phía công ty không hề đến thăm hỏi, chi trả tiền viện phí cho bố chị, như vậy là trái với quy định của pháp luật. Để đòi lại quyền lợi cho bố chị, gia đình chị có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức công đoàn cơ sở để yêu cầu Giám đốc Công ty thực hiện đúng; hoặc có đơn gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty có trụ sở chính yêu cầu cử hòa giải viên để hòa giải tranh chấp.

+,Trường hợp 2: Bố chị không có một chứng cứ nào có thể chứng minh về sự thỏa thuận làm việc giữa bố chị với công ty. Khi đó, dù có bất cứ vấn đề gì về tai nạn lao động bố chị cũng không được bồi thường một khoản chi phí nào cả.

 Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Không giao kết hợp đồng lao động có được bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề