Không giao nộp vũ khí thô sơ có bị xử lý?

Tóm tắt câu hỏi: 

Tôi muốn hỏi luật sư. Tối hôm trước tôi đi đường và có nhặt được 1 thanh kiếm ( do của ai đó làm rơi). Tôi có kẹp vào xe máy và mang về nhà. Khi đang trên đường về nhà thì có 2 anh cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe và kiểm tra xe của tôi, khi họ phát hiện tôi có mang theo thanh kiếm bên người họ đã bắt tôi giải trình về thanh kiếm. Tôi bảo họ là tôi nhặt được tuy nhiên họ ko tin và đã tạm giữ xe của tôi. Đến bây giờ họ đã tạm giữ xe được 2 ngày. Vậy tôi muốn hỏi việc họ tạm giữ xe với lý do tôi mang kiếm trên xe như thế có đúng không?

Người gửi: Nguyễn Văn Đại ( Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Theo quy định tại khoản 4, điều 3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì kiếm là một dạng vũ khí thô sơ. Cụ thể: Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ. Bên cạnh đó, khoản 1, 2 của Pháp lệnh này cũng nghiêm cấm các hành vi sở hữu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,… các loại vũ khí thô sơ nói trên:

“Các hành vi bị nghiêm cấm:

Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…”

Biện pháp xử lý khi không giao nộp vũ khí

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Theo thông tin được bạn cung cấp, bạn nhặt được một thanh kiếm ở ngoài đường sau đó kẹp vào xe máy và mang về nhà, trên đường về bị cảnh sát cơ động phát hiện thì như vậy bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm sở hữu, tàng trữ, vận chuyển, … loại vũ khí thô sơ nói trên. Trong trường hợp này, khi nhặt được thanh kiếm trên, bạn cần giao nộp vũ khí này cho cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại điều 11, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;

b) Phát hiện, thu nhặt được.

Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp.

Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý.

Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp.

Việc cảnh sát cơ động dừng xe, kiểm tra và yêu cầu bạn giải trình về chiếc kiếm là hoàn toàn có cơ sở. Cảnh sát cơ động cũng có quyền thu giữ hoặc tịch thu chiếc kiếm là loại vũ khí thô sơ thuộc danh mục cấm của pháp luật. Còn chiếc xe máy của bạn bị tạm giữ vì đây là đồ vật có liên quan đến việc tàng trữ, vận chuyển loại vũ khí thô sơ nói trên. Sau quá trình điều tra nếu không có vi phạm pháp luật nào thì bạn có thể được nhận lại chiếc xe máy của mình.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm g, khoản  3, điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; bạn có thể bị phạt từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng với vi phạm về việc không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ theo quy định của pháp luật:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

g)Không giao nộp vũ khí,vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định”.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về biện pháp xử lý khi không giao nộp vũ khí thô sơ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Không giao nộp vũ khí thô sơ có bị xử lý?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề