Luật tố tụng hành chính năm 2015

Posted on Luật 250 lượt xem

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 93/2015/QH13

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

 

LUẬT

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tốtụng hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và nhiệm vụ của Luật tố tụng hành chính

Luật tố tụng hành chính quy địnhnhững nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụcủa người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự,thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

Luật tố tụng hành chính góp phầnbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảmtính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.

Điều 2. Đốitượng áp dụng và hiệu lực của Luật tố tụng hành chính

1. Luật tố tụng hành chính đượcáp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên lãnh thổ bao gồm đấtliền, hải đảo, vùng biển, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Luật tố tụng hành chính đượcáp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.

3. Luật tố tụng hành chính đượcáp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhânnước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễntrừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Namhoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thìnội dung vụ án hành chính có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đượcgiải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Quyết định hành chính làvăn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiệnquản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổchức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chínhđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

2. Quyết định hành chính bịkiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phátsinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Hành vi hành chính làhành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hànhchính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Hành vi hành chính bị kiệnlà hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đếnviệc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Quyết định kỷ luật buộcthôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đểáp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lýcủa mình.

6. Quyết định hành chính,hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyếtđịnh, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạchcông tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanhtra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ,công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý củacơ quan, tổ chức.

7. Đương sự bao gồm ngườikhởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

8. Người khởi kiện là cơquan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hànhchính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cửđại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danhsách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

9. Người bị kiện là cơquan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết địnhkỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

10. Người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bịkiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩavụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân(sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng vớitư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

11. Cơ quan, tổ chức baogồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chứcchính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dânvà các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

12. Vụ án phức tạp là vụán có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâuthuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ýkiến của các cơ quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nướcngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

13. Trở ngại khách quan lànhững trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩavụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặckhông thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ của mình.

14. Sự kiện bất khả kháng làsự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắcphục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 4. Tuânthủ pháp luật trong tố tụng hành chính

Mọi hoạt động tố tụng hành chínhcủa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụngvà cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định của Luật này.

Điều 5.Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình theo quy định của Luật này.

Điều 6. Xemxét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hành vi hànhchính có liên quan trong vụ án hành chính

1. Trong quá trình giải quyết vụán hành chính, Tòa án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính,hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bịkiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại văn bảnhành chính, hành vi hành chính đó và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy địnhcủa Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tòa án có quyền kiến nghị cơquan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quyphạm pháp luật nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luậtnày và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền, lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có tráchnhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị theoquy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

Điều 7. Giảiquyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

1. Người khởi kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầubồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết địnhkỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh, danh sách cử tri gây ra.

Người khởi kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấptài liệu, chứng cứ. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thuthập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác.

Khi giải quyết yêu cầu bồithường thiệt hại trong vụ án hành chính, các quy định của pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng đểgiải quyết.

2. Trường hợp trong vụ án hànhchính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thìTòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụán dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp Tòa án giải quyết cảphần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính màphần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghịhoặc bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩmhoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trườnghợp này là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyếtđịnh về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị hủy để xét xử sơthẩm hoặc phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật này.

Điều 8.Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyếtvụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giảiquyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầukhởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luậtnày.

Điều 9. Cungcấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính

1. Các đương sự có quyền vànghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứngminh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân khởi kiện, yêu cầu đểbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập,cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợđương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minhchứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòaán hoặc đương sự theo quy định của Luật này.

Điều 10.Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng thờihạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án, Việnkiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) theo quy định của Luật này khicó yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu,chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản vànêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết.

Điều 11.Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúcthẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiệndanh sách cử tri.

Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòaán không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luậtnày quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa ánbị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiếtmới theo quy định của Luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩmhoặc tái thẩm.

Điều 12.Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính

1. Việc xét xử sơ thẩm vụ ánhành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tụcrút gọn theo quy định của Luật này.

2. Khi biểu quyết về quyết địnhgiải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Điều 13.Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dânxét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳhình thức nào.

Điều 14.Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính

1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán,Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hộiđồng định giá không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họcó thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình.

2. Việc phân công người tiếnhành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình.

Điều 15.Tòa án xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể vụ án hànhchính và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Điều 16.Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

1. Tòa án xét xử kịp thời trongthời hạn do Luật này quy định, bảo đảm công bằng.

2. Tòa án xét xử công khai.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc,bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bímật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín.

Điều 17.Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính

1. Trong tố tụng hành chính, mọingười đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tínngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xãhội.

2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhânbình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính trướcTòa án.

3. Tòa án có trách nhiệm tạođiều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình.

Điều 18.Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảmcho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiệnquyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theoquy định của Luật này.

2. Đương sự, người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tàiliệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính và có nghĩa vụ thôngbáo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểuquan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêucầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theoquy định của Luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọitài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai,trừ trường hợp không được công khai theo quy định của Luật này. Tòa án điềuhành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụngđể ra bản án, quyết định.

Điều 19.Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Đương sự có quyền tự bảo vệhoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật này bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảmcho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

3. Nhà nước có trách nhiệm bảođảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợgiúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòaán.

4. Không ai được hạn chế quyềnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính.

Điều 20.Đối thoại trong tố tụng hành chính

Tòa án có trách nhiệm tiến hànhđối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việcgiải quyết vụ án theo quy định của Luật này.

Điều 21.Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính

Tiếng nói và chữ viết dùng trongtố tụng hành chính là tiếng Việt.

Người tham gia tố tụng hànhchính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phảicó người phiên dịch.

Người tham gia tố tụng hànhchính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìncó quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trườnghợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng củangười khuyết tật để dịch lại.

Điều 22.Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhândân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệpháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy địnhcủa pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thànhniên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầuchính đáng của đương sự.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi viphạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụng trongkhi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gâythiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạmpháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luậtvề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 23.Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cánhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấphành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, Tòa án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việcthi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 24.Giám đốc việc xét xử

Tòa án nhân dân tối cao giám đốcviệc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử củaTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòaán cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấphuyện) trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng thốngnhất pháp luật trong xét xử.

Điều 25.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

1. Viện kiểm sát kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyếtvụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

2. Việnkiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giảiquyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiệncác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

3. Đối với quyết định hànhchính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không cóngười khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đócư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp cho người đó.

Điều 26.Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án

1. Tòa án có trách nhiệm tốngđạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và cácgiấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặccơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyếtđịnh, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầucủa Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.

Điều 27.Việc tham gia tố tụng hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này, gópphần vào việc giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.

Điều 28.Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật củacơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổchức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời,đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếunại, tố cáo.

Điều 29. Ánphí, lệ phí và chi phí tố tụng

Án phí, lệ phí và chi phí tốtụng được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về án phí, lệ phíTòa án.

Chương II

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN

Điều 30.Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

a) Quyết định hành chính, hànhvi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, anninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định, hành vi của Tòaán trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạtđộng tố tụng;

c) Quyết định hành chính, hànhvi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trởxuống.

3. Khiếu kiện quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

Điều 31.Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Tòa án cấp huyện giải quyết theothủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trởxuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩmquyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vihành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trêncùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyềnquản lý của cơ quan, tổ chức đó.

3. Khiếu kiện danh sách cử tricủa cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòaán.

Điều 32.Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theothủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vihành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơicư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòaán; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sởtrên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan,người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

2. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quyđịnh tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính củangười có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làmviệc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợpngười khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổViệt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩmquyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

3. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địagiới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nướcđó.

4. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

5. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó màngười khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩmquyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ ChíMinh.

6. Khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trungương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địagiới hành chính với Tòa án.

7. Khiếu kiện quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện cónơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính vớiTòa án.

8. Trường hợp cần thiết, Tòa áncấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

Điều 33.Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện

1. Trường hợp người khởi kiện cóđơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếunại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu ngườikhởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.

Trường hợp người khởi kiện khôngthể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơquan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp người khởi kiệnlựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tụcchung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêucầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyếtkhiếu nại cho Tòa án;

b) Trường hợp người khởi kiệnlựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tòa án căn cứvào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 của Luật này trả lại đơn khởi kiện vàcác tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.

Trường hợp hết thời hạn giảiquyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyếtnhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởikiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tụcchung.

2. Trường hợp nhiều người vừakhởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nạiđến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tất cả những người này đều lựachọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền giải quyếtđược thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp nhiều người vừakhởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nạiđến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có người lựa chọn Tòa ángiải quyết và có người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặctrường hợp có người chỉ khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền vàngười khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩmquyền giải quyết được xác định như sau:

a) Trường hợp quyền lợi, nghĩavụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyếtyêu cầu của người khởi kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án, còn việc giải quyếtkhiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại;

b) Trường hợp quyền lợi, nghĩavụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Tòa án thụlý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nạicho Tòa án.

4. Trường hợp người khởi kiệnkhông lựa chọn cơ quan giải quyết thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho ngườikhởi kiện.

Điều 34.Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Trong quá trình giải quyết vụán hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án xác định vụ án đó không phải là vụán hành chính mà là vụ án dân sự và việc giải quyết vụ án này thuộc thẩm quyềncủa mình thì Tòa án giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung do pháp luật tố tụngdân sự quy định, đồng thời thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trước khi có quyết định đưavụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụán thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụán hành chính ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xóasổ thụ lý, đồng thời thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Sau khi đã có quyết định đưavụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụán hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì Tòa án phải mở phiên tòa đểHội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòaán có thẩm quyền.

4. Khi xét xử phúc thẩm vụ ánhành chính mà xác định vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và giao hồ sơvụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ ántheo quy định của pháp luật.

5. Khi xét xử giám đốc thẩm, táithẩm vụ án hành chính mà xác định vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này thì Tòa án xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩmquyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo quy định của phápluật.

6. Đương sự có quyền khiếu nại,Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyếtđịnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiếnnghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyếtkhiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng vàđược gửi ngay cho đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có kiến nghị.

7. Chánh án Tòa án cấp tỉnh giảiquyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấphuyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp caogiải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa áncấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau; giữa cácTòa án cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấpcao.

Chánh án Tòa án nhân dân tối caogiải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, Tòa án cấp tỉnh thuộc thẩm quyềngiải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau.

Điều 35.Nhập hoặc tách vụ án hành chính

1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụán mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ ánhành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các vụ án thụ lý riêng biệtchỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hànhchính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổchức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ ánthụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hànhchính hoặc hành vi hành chính;

b) Việc nhập hai hay nhiều vụ ánhành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanhchóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.

2. Tòa án tách một vụ án có cácyêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án hành chính khác nhau để giải quyếttrong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều ngườikhởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quanvới nhau.

3. Khi nhập hoặc tách vụ án quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết địnhvà gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Chương III

CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀVIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 36. Cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Các cơ quan tiến hành tố tụnghành chính gồm có:

a) Tòa án;

b) Viện kiểm sát.

2. Những người tiến hành tố tụnghành chính gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán,Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Điều 37.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án

1. Chánh án Tòa án có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác giải quyếtvụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

b) Quyết định phân công Thẩmphán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụán hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối vớivụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật này;

c) Quyết định thay đổi Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Quyết định thay đổi ngườigiám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;

đ) Ra quyết định và tiến hànhhoạt động tố tụng hành chính;

e) Kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặckiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáotheo quy định của Luật này;

h) Kiến nghị với cơ quan, cánhân có văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hànhchính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ vănbản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của phápluật;

i) Kiến nghị với cơ quan, cánhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm phápluật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm phápluật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này;

k) Xử lý hành vi cản trở hoạtđộng tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của Luật này.

2. Khi Chánh án vắng mặt, mộtPhó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án,trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. Phó Chánhán chịu trách nhiệm trước Chánh án về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủynhiệm.

Điều 38.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

Khi được Chánh án Tòa án phâncông, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xử lý đơn khởi kiện.

2. Lập hồ sơ vụ án hành chính.

3. Xác minh, thu thập tài liệu,chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quyđịnh của Luật này.

4. Quyết định việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Quyết định đình chỉ hoặc tạmđình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.

6. Giải thích, hướng dẫn chođương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy địnhcủa pháp luật về trợ giúp pháp lý;

7. Tiến hành phiên họp kiểm traviệc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luậtnày.

8. Quyết định đưa vụ án hànhchính ra xét xử.

9. Triệu tập người tham giaphiên tòa, phiên họp.

10. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứtheo quy định của Luật này.

11. Chủ tọa hoặc tham gia Hộiđồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hộiđồng xét xử.

12. Xem xét về tính hợp pháp củavăn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính,hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cánhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quyđịnh của pháp luật.

13. Phát hiện và đề nghị Chánhán Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặcbãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bảnquy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.

14. Xử lý hành vi cản trở hoạtđộng tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 39.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân

Khi được Chánh án Tòa án phâncông, Hội thẩm nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.

2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩmphán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộcthẩm quyền.

3. Tham gia Hội đồng xét xử vụán hành chính.

4. Tiến hành hoạt động tố tụngvà ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền củaHội đồng xét xử.

Điều 40.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên

Khi được Chánh án Tòa án phâncông, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra hồ sơ vụ án hànhchính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lạitheo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Kết luận về việc thẩm tra vàbáo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính vớiChánh án Tòa án.

3. Thu thập tài liệu, chứng cứtheo quy định của Luật này.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của Luật này.

Điều 41.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án

Khi được phân công, Thư ký Tòaán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chuẩn bị các công tác nghiệpvụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

3. Kiểm tra và báo cáo với Hộiđồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

4. Ghi biên bản phiên tòa, biênbản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của Luật này.

Điều 42.Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Khi thực hiện kiểm sát việctuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Viện trưởng Viện kiểmsát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiệncông tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính;

b) Quyết định phân công Kiểm sátviên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hànhchính, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy địnhcủa Luật này và thông báo cho Tòa án biết; phân công Kiểm tra viên tiến hành tốtụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 14của Luật này;

c) Quyết định thay đổi Kiểm sátviên, Kiểm tra viên;

d) Kháng nghị theo thủ tục phúcthẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định củaLuật này;

đ) Yêu cầu, kiến nghị theo quyđịnh của Luật này;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáotheo quy định của Luật này;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của Luật này.

2. Khi Viện trưởng vắng mặt, mộtPhó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaViện trưởng, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm d khoản 1 Điềunày. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được ủy nhiệm.

Điều 43.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên

Khi được Viện trưởng Viện kiểmsát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tốtụng hành chính, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc trả lại đơnkhởi kiện.

2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyếtvụ án.

3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xácminh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luậtnày.

4. Tham gia phiên tòa, phiên họpvà phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy địnhcủa Luật này.

5. Kiểm sát bản án, quyết địnhcủa Tòa án.

6. Yêu cầu, kiến nghị Tòa ánthực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.

7. Đề nghị với Viện trưởng Việnkiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm phápluật.

8. Kiểm sát hoạt động tố tụngcủa người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnxử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnkhác theo quy định của Luật này.

Điều 44.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên

Khi được phân công, Kiểm traviên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báocáo kết quả với Kiểm sát viên.

2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hànhchính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.

3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sátviệc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật này.

Điều 45.Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng phải từchối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợpsau đây:

1. Đồng thời là đương sự, ngườiđại diện, người thân thích của đương sự.

2. Đã tham gia với tư cách ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giámđịnh, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.

3. Đã tham gia vào việc ra quyếtđịnh hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.

4. Đã tham gia vào việc ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bịkhởi kiện.

5. Đã tham gia vào việc ra quyếtđịnh kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết địnhgiải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bịkhởi kiện.

6. Đã tham gia vào việc ra quyếtđịnh xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xửlý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.

7. Đã tham gia vào việc lập danhsách cử tri bị khởi kiện.

8. Có căn cứ rõ ràng khác chorằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 46.Những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụnghoặc bị thay đổi

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dânphải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong nhữngtrường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trườnghợp quy định tại Điều 45 của Luật này.

2. Họ cùng trong một Hội đồngxét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người đượctiến hành tố tụng.

3. Họ đã tham gia giải quyết vụán hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩmvà đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩmhoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kếtquả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xửvụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Họ đã là người tiến hành tốtụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên,Kiểm tra viên.

Điều 47.Những trường hợp Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụnghoặc bị thay đổi

Thư ký Tòa án, Thẩm tra viênphải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong nhữngtrường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trườnghợp quy định tại Điều 45 của Luật này.

2. Đã là người tiến hành tố tụngtrong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thưký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

3. Là người thân thích với mộttrong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.

Điều 48.Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩmnhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án

1. Việc từ chối tiến hành tốtụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư kýTòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lýdo và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổingười tiến hành tố tụng.

2. Việc từ chối tiến hành tốtụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiêntòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Điều 49.Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư kýTòa án

1. Trước khi mở phiên tòa, việcthay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh ánTòa án quyết định.

Trường hợp Thẩm phán bị thay đổilà Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:

a) Thẩm phán là Chánh án Tòa áncấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;

b) Thẩm phán là Chánh án Tòa áncấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đốivới Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;

c) Thẩm phán là Chánh án Tòa ánnhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc thay đổiThẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định saukhi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tạiphòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hộiđồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi; nếu người bịthay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.

Điều 50.Những trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụnghoặc bị thay đổi

Kiểm sát viên, Kiểm tra viênphải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong nhữngtrường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trườnghợp quy định tại Điều 45 của Luật này.

2. Đã là người tiến hành tố tụngtrong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thưký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó.

Điều 51.Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm traviên

1. Việc từ chối tiến hành tốtụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa phải được lậpthành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghịthay đổi Kiểm sát viên.

Việc từ chối tiến hành tố tụnghoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêurõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.

2. Việc từ chối tiến hành tốtụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa phải được ghi vào biênbản phiên tòa.

Điều 52.Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

1. Trước khi mở phiên tòa, việcthay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếuKiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Việnkiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

Việc thay đổi Kiểm tra viên doViện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc thay đổiKiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bịyêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết địnhtheo đa số.

Trường hợp phải thay đổi Kiểmsát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sátviên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấpquyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì doViện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

3. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khácthay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án.

Chương IV

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜITHAM GIA TỐ TỤNG

Điều 53.Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng hànhchính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Điều 54.Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính củađương sự

1. Năng lực pháp luật tố tụnghành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do phápluật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng hànhchính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình.

2. Năng lực hành vi tố tụng hànhchính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chínhhoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.

3. Đương sự là người từ đủ mườitám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì nănglực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

4. Đương sự là người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dânsự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền,nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theopháp luật.

5. Đương sự là cơ quan, tổ chứcthực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diệntheo pháp luật.

Điều 55.Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngangnhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:

1. Tôn trọng Tòa án, chấp hànhnghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;

2. Nộp tiền tạm ứng án phí, ánphí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sunghoặc rút yêu cầu;

4. Cung cấp đầy đủ, chính xácđịa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ ánnếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời chođương sự khác và Tòa án;

5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ,chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đócho mình để giao nộp cho Tòa án;

7. Đề nghị Tòa án xác minh, thuthập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghịTòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ,quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưugiữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làmchứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;

8. Được biết, ghi chép và saochụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập,trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96của Luật này;

9. Nộp bản sao đơn khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đạidiện hợp pháp của đương sự khác, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khaitheo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

10. Đề nghị Tòa án quyết địnhviệc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

11. Đề nghị Tòa án tổ chức phiênhọp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham giaphiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;

12. Nhận thông báo hợp lệ đểthực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

13. Tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặcngười khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;

14. Yêu cầu thay đổi người tiếnhành tố tụng, người tham gia tố tụng;

15. Tham gia phiên tòa, phiênhọp;

16. Phải có mặt theo giấy triệutập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giảiquyết vụ án;

17. Đề nghị Tòa án đưa người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉgiải quyết vụ án;

19. Đưa ra câu hỏi với ngườikhác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏivới người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;

20. Tranh luận tại phiên tòa,đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;

21. Được cấp trích lục bản án,quyết định của Tòa án;

22. Kháng cáo, khiếu nại bản án,quyết định của Tòa án;

23 Đề nghị người có thẩm quyềnkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật;

24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

25. Sử dụng quyền của đương sựmột cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng củaTòa án, đương sự khác;

26. Quyền, nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật.

Điều 56.Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện

Người khởi kiện có các quyền,nghĩa vụ sau đây:

1. Các quyền, nghĩa vụ quy địnhtại Điều 55 của Luật này;

2. Thay đổi nội dung yêu cầukhởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầukhởi kiện.

Điều 57.Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện

Người bị kiện có các quyền,nghĩa vụ sau đây:

1. Các quyền, nghĩa vụ quy địnhtại Điều 55 của Luật này;

2. Được Tòa án thông báo về việcbị kiện;

3. Chứng minh tính đúng đắn, hợppháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;

4. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyếtđịnh hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếunại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện;dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.

Điều 58.Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có thể có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặcvới bên bị kiện.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập thì có quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện quyđịnh tại Điều 56 của Luật này.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì cóquyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ thì cóquyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.

Điều 59. Kếthừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính

1. Trường hợp người khởi kiện làcá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế thì người thừa kếtham gia tố tụng.

2. Trường hợp người khởi kiện làcơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổchức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiệnquyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.

3. Trường hợp người bị kiện làngười có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó hợp nhất, sápnhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của người đótham gia tố tụng.

Trường hợp người bị kiện làngười có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh đó không còn thì ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.

4. Trường hợp người bị kiện làcơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách thì cơ quan, tổ chức kế thừaquyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng củacơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người bị kiện là cơquan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ thì cơ quan,tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.

5. Trường hợp sáp nhập, chia,tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính trong một đơn vị hành chính màđối tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ quan, tổ chức, cánhân đã ra quyết định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách làngười bị kiện tại Tòa án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chínhbị kiện. Cơ quan tiếp nhận đối tượng của quyết định hành chính bị kiện phảitham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

6. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụtố tụng có thể được Tòa án chấp nhận ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trìnhgiải quyết vụ án hành chính.

Điều 60.Người đại diện

1. Người đại diện trong tố tụnghành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủyquyền.

2. Người đại diện theo pháp luậttrong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trườnghợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật:

a) Cha, mẹ đối với con chưathành niên;

b) Người giám hộ đối với ngườiđược giám hộ;

c) Người được Tòa án chỉ địnhđối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi;

d) Người đứng đầu cơ quan, tổchức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;

đ) Những người khác theo quyđịnh của pháp luật.

3. Người đại diện theo ủy quyềntrong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đượcđương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.

Trường hợp hộ gia đình, tổ hợptác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thìcác thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diệntham gia tố tụng hành chính.

Trường hợp người bị kiện là cơquan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ đượcủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vàoquá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ củangười bị kiện theo quy định của Luật này.

4. Người đại diện theo phápluật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đạidiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Người đại diện theo pháp luậttrong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính củađương sự mà mình là đại diện.

Người đại diện theo ủy quyềntrong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính củangười ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

6. Những người sau đây khôngđược làm người đại diện:

a) Nếu họ là đương sự trong cùngmột vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lậpvới quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

b) Nếu họ đang là người đại diệntrong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trongcùng một vụ án.

7. Cán bộ, công chức trong cáccơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạsĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hànhchính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơquan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

Điều 61.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự.

2. Những người sau đây được làmngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sựvà được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theoquy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặcngười tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháplý;

c) Công dân Việt Nam có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết ánnhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xửlý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Việnkiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngànhCông an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đươngsự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó khôngđối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thểcùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.

4. Khi đề nghị Tòa án làm thủtục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghịphải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Luật sư phải xuất trình cácgiấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặcngười tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúppháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lýhoặc thẻ luật sư;

c) Công dân Việt Nam có đủ điềukiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sựvà giấy tờ tùy thân.

5. Sau khi kiểm tra giấy tờ vàthấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầungười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng kýthì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.

6. Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Tham gia tố tụng từ khi khởikiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

b) Thu thập tài liệu, chứng cứvà cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghichép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ khôngđược công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

c) Tham gia phiên tòa, phiên họphoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

d) Thay mặt đương sự yêu cầuthay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định củaLuật này;

đ) Giúp đương sự về mặt pháp lýliên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sựnhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trườnghợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

e) Các quyền, nghĩa vụ quy địnhtại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;

g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 62.Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biếtcác tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa ántriệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể làngười làm chứng.

2. Người làm chứng có các quyền,nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp toàn bộ thông tin,tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

b) Khai báo trung thực nhữngtình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

c) Chịu trách nhiệm trước phápluật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gâythiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;

d) Phải có mặt tại Tòa án và tạiphiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làmchứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứngkhông đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cảntrở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làmchứng đến phiên tòa;

đ) Phải cam đoan trước Tòa án vềviệc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng làngười chưa thành niên;

e) Được từ chối khai báo nếu lờikhai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinhdoanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sựlà người có quan hệ thân thích với mình;

g) Được nghỉ việc trong thờigian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;

h) Được thanh toán các khoản chiphí có liên quan theo quy định của pháp luật;

i) Yêu cầu Tòa án đã triệu tập,cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

k) Khiếu nại hành vi tố tụng, tốcáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng.

Điều 63.Người giám định

1. Người giám định là người cókiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đốitượng cần được giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc đượcTòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bênđương sự.

2. Người giám định có các quyền,nghĩa vụ sau đây:

a) Được đọc tài liệu có trong hồsơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệucần thiết cho việc giám định;

b) Đặt câu hỏi đối với ngườitham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;

c) Có mặt theo giấy triệu tậpcủa Tòa án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định;

d) Thông báo bằng văn bản choTòa án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khảnăng chuyên môn; tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặckhông sử dụng được;

đ) Bảo quản tài liệu đã nhận vàgửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việckhông thể giám định được;

e) Không được tự mình thu thậptài liệu là đối tượng giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khácnếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mậtthông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám địnhcho người khác, trừ người đã quyết định trưng cầu giám định;

g) Độc lập đưa ra kết luận giámđịnh; kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ;

h) Được thanh toán các khoản chiphí theo quy định của pháp luật;

i) Cam đoan trước Tòa án về việcthực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

3. Người giám định phải từ chốihoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Đồng thời là đương sự, ngườiđại diện, người thân thích của đương sự;

b) Đã tham gia tố tụng với tưcách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

c) Đã thực hiện việc giám địnhđối với cùng một đối tượng cần giám định trong cùng vụ án đó;

d) Đã tiến hành tố tụng trong vụán đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòaán, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

đ) Có căn cứ rõ ràng khác chorằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 64.Người phiên dịch

1. Người phiên dịch là người cókhả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợpcó người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch đượcmột bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòaán chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

Người biết chữ của người khuyếttật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tậtnghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diệnhoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe,người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặcngười thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyếttật đó.

2. Người phiên dịch có cácquyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Có mặt theo giấy triệu tậpcủa Tòa án;

b) Phiên dịch trung thực, kháchquan, đúng nghĩa;

c) Đề nghị người tiến hành tốtụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;

d) Không được tiếp xúc với nhữngngười tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực,khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;

đ) Được thanh toán các khoản chiphí theo quy định của pháp luật;

e) Cam đoan trước Tòa án về việcthực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

3. Người phiên dịch phải từ chốihoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

a) Đồng thời là đương sự, ngườiđại diện, người thân thích của đương sự;

b) Đã tham gia tố tụng với tưcách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,người giám định trong cùng vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụán đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòaán, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

d) Có căn cứ rõ ràng khác chorằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 65.Thủ tục từ chối người giám định, người phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi ngườigiám định, người phiên dịch

1. Trước khi mở phiên tòa, việctừ chối người giám định, người phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giámđịnh, người phiên dịch phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do của việc từchối hoặc đề nghị thay đổi; việc thay đổi người giám định, người phiên dịch doChánh án Tòa án quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc từ chốingười giám định, người phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, ngườiphiên dịch phải được ghi vào biên bản phiên tòa; việc thay đổi người giám định,người phiên dịch do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bịyêu cầu thay đổi.

Chương V

CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Điều 66.Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụán, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giảiquyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tạiĐiều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảovệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắcphục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Trường hợp do tình thế khẩncấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảyra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyềnra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luậtnày đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

3. Người yêu cầu áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Điều 67.Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Việc áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét,quyết định.

2. Việc áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyếtđịnh.

Điều 68.Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Tạm đình chỉ việc thi hànhquyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh.

2. Tạm dừng việc thực hiện hànhvi hành chính.

3. Cấm hoặc buộc thực hiện hànhvi nhất định.

Điều 69.Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôiviệc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Tạm đình chỉ việc thi hành quyếtđịnh hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việccạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằngviệc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắcphục.

Điều 70.Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính

Tạm dừng việc thực hiện hành vihành chính được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vihành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

Điều 71.Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định

Cấm hoặc buộc thực hiện hành vinhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằngđương sự thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định làm ảnh hưởng đếnviệc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quantrong vụ án đang được Tòa án giải quyết.

Điều 72.Trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Đương sự yêu cầu Tòa án raquyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước phápluật về yêu cầu của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời không đúng với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho người bịáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì Tòaán phải bồi thường.

3. Tòa án áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại chongười có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồithường.

4. Việc bồi thường thiệt hạitheo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định củaLuật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 73.Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Người yêu cầu Tòa án áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theotài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại,fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại,fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung quyết địnhhành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nạivề quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;

đ) Lý do cần phải áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thờicần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

3. Đối với trường hợp yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này,Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thờihạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩmphán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểmsát cùng cấp.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhậnđơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xétxử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợpkhông chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho ngườiyêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.

4. Đối với trường hợp yêu cầu ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này thìsau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèmtheo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêucầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phánphải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu khôngchấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do chongười yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 74.Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Theo yêu cầu của đương sự,Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được ápdụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện phápkhẩn cấp tạm thời khác.

2. Tòa án ra quyết định hủy bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a) Người yêu cầu áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được ápdụng;

b) Căn cứ của việc áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời không còn;

c) Vụ án đã được giải quyết bằngbản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Các trường hợp Tòa án trả lạiđơn khởi kiện theo quy định của Luật này;

đ) Vụ án được đình chỉ theo quyđịnh tại Điều 143 của Luật này.

3. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

Điều 75.Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Quyết định áp dụng, thay đổi,hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.

2. Tòa án phải cấp hoặc gửi ngayquyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự,Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.

Điều 76.Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Đương sự có quyền khiếu nại,Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án vềquyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩmphán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyếtđịnh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo củaThẩm phán về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấptạm thời.

2. Tại phiên tòa, đương sự cóquyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Hội đồng xét xử về việcáp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 77.Giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩncấp tạm thời

1. Chánh án Tòa án phải xem xét,giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này trongthời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

2. Quyết định giải quyết khiếunại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được cấphoặc gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dânsự cùng cấp.

3. Việc giải quyết khiếu nại,kiến nghị tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giảiquyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Chương VI

CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

Điều 78.Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính

1. Người khởi kiện có nghĩa vụcung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc,quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản saoquyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp được thì phải nêurõ lý do.

2. Người bị kiện có nghĩa vụcung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản,tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộcthôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh hoặc có hành vi hành chính.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình.

Điều 79.Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

1. Những tình tiết, sự kiện sauđây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đãđược xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đãđược ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp cónghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Thẩmphán có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bảnxuất trình văn bản gốc, bản chính.

2. Một bên đương sự thừa nhậnhoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà bên đương sựkia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đókhông phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừanhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đươngsự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

Điều 80.Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ án hành chínhlà những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theotrình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác địnhcác tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đốicủa đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 81.Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ cácnguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được,nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩmđịnh tại chỗ.

7. Kết quả định giá, thẩm địnhgiá tài sản.

8. Văn bản xác nhận sự kiện,hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứngthực.

10. Các nguồn khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 82.Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được coi làchứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặcdo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn đượcđược coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của ngườicó tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bảnxác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đóhoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó.

3. Thôngđiệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tươngtự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải làhiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lờikhai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băngghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âmthanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiêntòa.

6. Kết luận giám định được coilà chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quyđịnh.

7. Biên bản ghi kết quả thẩmđịnh tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủtục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá, thẩm địnhgiá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiếnhành theo thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản xác nhận sự kiện,hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việclập văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo thủ tục dopháp luật quy định.

10. Các nguồn khác theo quy địnhcủa pháp luật được xác định là chứng cứ.

Điều 83.Giao nộp tài liệu, chứng cứ

1. Trong quá trình Tòa án giảiquyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứngcứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứdo Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu,chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại khoản2 Điều 84 của Luật này để giải quyết vụ án.

2. Việc đương sự giao nộp tàiliệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghirõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, sốtrang của tài liệu, chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của ngườigiao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành haibản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộptài liệu, chứng cứ giữ.

3. Đương sự giao nộp cho Tòa ántài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theobản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.

4. Thời gian giao nộp tài liệu,chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định nhưng không đượcquá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm quy định tại Điều 130 củaLuật này.

5. Trường hợp tài liệu, chứng cứđã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì Thẩm phán yêucầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

6. Trường hợp đương sự không thểtự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết,Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứngcứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.

Điều 84.Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ

1. Đương sự có quyền tự mình thuthập chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

a) Thu thập tài liệu đọc được,nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;

b) Thu thập vật chứng;

c) Xác định người làm chứng vàlấy xác nhận của người làm chứng;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyếtvụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;

đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấpxã chứng thực chữ ký của người làm chứng;

e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu,chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu Tòa án ra quyết địnhtrưng cầu giám định, định giá tài sản;

h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong các trường hợp do Luậtnày quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây đểthu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự,người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sựvới nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;

c) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

d) Trưng cầu giám định;

đ) Quyết định định giá tài sản;

e) Ủy thác thu thập, xác minhtài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liênquan đến việc giải quyết vụ án;

h) Biện pháp khác theo quy địnhcủa Luật này.

3. Khi tiến hành các biện phápquy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyếtđịnh, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

4. Trong giai đoạn giám đốcthẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứquy định tại điểm a và điểm g khoản 2 Điều này.

Khi Thẩm tra viên tiến hành biệnpháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đónêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

5. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo cho cácđương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

6. Viện kiểm sát có quyền yêucầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụán. Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúcthẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tàiliệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị.

Điều 85.Lấy lời khai của đương sự

1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấylời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưađầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợpđương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việclấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khaichưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai củađương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án,trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòaán.

2. Biên bản ghi lời khai củađương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểmchỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lờikhai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Biên bản phải có chữ ký củangười lấy lời khai, người ghi biên bản và dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghithành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thìphải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã,phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Trường hợp đương sựkhông biết chữ thì phải có người làm chứng do đương sự chọn.

3. Việc lấy lời khai của đươngsự chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặtcủa người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trôngnom người đó.

Điều 86.Lấy lời khai của người làm chứng

1. Theo yêu cầu của đương sựhoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làmchứng.

2. Thủ tục lấy lời khai củangười làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự theo quy địnhtại Điều 85 của Luật này.

Điều 87.Đối chất

1. Theo yêu cầu của đương sựhoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làmchứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sựvới người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

2. Việc đối chất phải được lậpthành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

Điều 88.Xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Thẩm phán tiến hành xem xét,thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, công anxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩmđịnh; phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứngkiến việc xem xét, thẩm định đó.

2. Việc xem xét, thẩm định tạichỗ phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, môtả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểmchỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, công anxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩmđịnh và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Biên bảnphải được đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơquan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xácnhận.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi cảntrở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủyban nhân dân cấp xã, công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành xem xét, thẩm địnhtại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tạichỗ.

Điều 89.Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòaán trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa ántrưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầugiám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơthẩm.

2. Theo yêu cầu của đương sựhoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trongquyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định,đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần cókết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luậngiám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cầnthiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tậpngười giám định đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.

4. Theo yêu cầu của đương sựhoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định giám định bổ sung trongtrường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinhvấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trướcđó.

5. Việc giám định lại được thựchiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chínhxác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối caotheo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 90.Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáolà giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thìngười tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầugiám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.

2. Trường hợp việc giả mạo chứngcứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyềnxem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Người đưa ra chứng cứ đượckết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếuviệc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giámđịnh nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.

Điều 91.Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

1. Đương sự có quyền cung cấpgiá tài sản; thỏa thuận về việc xác định giá tài sản và cung cấp cho Tòa án.

2. Các đương sự có quyền thỏathuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản và cungcấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

3. Tòa án ra quyết định định giátài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc cácbên đương sự;

b) Các đương sự đưa ra giá tàisản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các đương sự không thỏa thuậnlựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản;

d) Người khởi kiện thỏa thuậnvới tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá cao hơn so vớigiá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm thu lợi bấtchính từ tài sản của Nhà nước hoặc người bị kiện thỏa thuận với tổ chức thẩmđịnh giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp hơn so với giá thị trườngnhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc có căn cứcho thấy tổ chức thẩm định giá có vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

4. Trình tự, thủ tục thành lậpHội đồng định giá được thực hiện như sau:

a) Hội đồng định giá do Tòa ánthành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thànhviên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tốtụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 45 của Luật này không được thamgia Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá chỉ tiến hànhđịnh giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trường hợp cần thiết,đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiếnviệc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiếnhành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyềnquyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;

b) Cơ quan tài chính và các cơquan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giávà tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng địnhgiá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tàichính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòaán yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính,cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hộiđồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầulãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cửngười khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành địnhgiá;

c) Việc định giá phải được lậpthành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họtham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viênbiểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứngkiến ký tên vào biên bản.

5. Việc định giá lại tài sảnđược thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầukhông chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giátại thời điểm giải quyết vụ án hành chính.

Điều 92. Ủythác thu thập tài liệu, chứng cứ

1. Trong quá trình giải quyết vụán hành chính, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quancó thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, ngườilàm chứng, xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khácđể thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ án hành chính.

2. Trong quyết định ủy thác phảighi rõ tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện và những công việc cụthể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.

3. Tòa án nhận được quyết địnhủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng vănbản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việcủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyếtđịnh ủy thác.

4. Trường hợp việc thu thập tàiliệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thôngqua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của điềuước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi cólại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quánquốc tế.

5. Trường hợp không thực hiệnđược việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thựchiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyếtvụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án.

Điều 93.Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ

1. Đương sự có quyền yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ thì đương sự phải làm đơn ghi rõ tàiliệu, chứng cứ cần cung cấp, lý do yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ; họ,tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưugiữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu biết.

2. Trường hợp đương sự đã ápdụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thuthập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ chomình hoặc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụán hành chính.

Đương sự yêu cầu Tòa án tiếnhành thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh;chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địachỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tàiliệu, chứng cứ cần thu thập.

3. Trường hợp có yêu cầu củađương sự hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đangquản lý, lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đangquản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu,chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đượcyêu cầu; trường hợp hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứngcứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trảlời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khôngthực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng có thể bị xử lý theoquy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Việc xử lý trách nhiệm đối vớicơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu,chứng cứ cho Tòa án.

4. Trường hợp Viện kiểm sát cóyêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 94.Bảo quản tài liệu, chứng cứ

1. Tài liệu, chứng cứ đã đượcgiao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịutrách nhiệm.

2. Tài liệu, chứng cứ không thểgiao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có tráchnhiệm bảo quản.

3. Trường hợp cần giao tài liệu,chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bảngiao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, đượchưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theoquy định của pháp luật.

4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tàiliệu, chứng cứ.

Điều 95.Đánh giá chứng cứ

1. Việc đánh giá chứng cứ phảikhách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

2. Tòa án phải đánh giá từngchứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liênquan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.

Điều 96.Công bố và sử dụng chứng cứ

1. Mọi chứng cứ được công bố vàsử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tòa án không công khai nộidung chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dântộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chínhđáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những chứng cứ khôngđược công khai.

3. Người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng phải giữ bí mật chứng cứ thuộc trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.

Điều 97.Bảo vệ chứng cứ

1. Trường hợp chứng cứ đang bịtiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thìđương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp cầnthiết để bảo toàn chứng cứ. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một sốtrong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế,khám nghiệm, lập biên bản và biện pháp khác.

2. Trường hợp người làm chứng bịđe dọa, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứngcứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe dọa,khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộcngười làm chứng. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầuViện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.

Điều 98.Quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ

1. Đương sự có quyền được biết,ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp choTòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản2 Điều 96 của Luật này.

2. Khi đương sự giao nộp tàiliệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báocho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án đểđương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứquy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thôngbáo cho đương sự biết để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

Chương VII

CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG

Điều 99.Nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quanthi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng chođương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan.

Điều 100.Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo

1. Thông báo, giấy báo, giấytriệu tập, giấy mời trong tố tụng hành chính.

2. Bản án, quyết định của Tòaán.

3. Quyết định kháng nghị củaViện kiểm sát; văn bản của cơ quan thi hành án dân sự.

4. Văn bản tố tụng khác mà phápluật có quy định phải cấp, tống đạt hoặc thông báo.

Điều 101.Những người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

1. Người tiến hành tố tụng,người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việccấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

2. Người có chức năng tống đạt.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơingười tham gia tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụnglàm việc khi Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu.

4. Đương sự, người đại diện củađương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong nhữngtrường hợp do Luật này quy định.

5. Nhân viên của tổ chức dịch vụbưu chính.

6. Những người khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 102.Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

1. Cấp, tống đạt, thông báo trựctiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp,tống đạt, thông báo.

2. Cấp,tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặcngười tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịchđiện tử.

3. Niêm yết công khai.

4. Thông báo trên phương tiệnthông tin đại chúng.

5. Cấp, tống đạt, thông báo bằngphương thức khác theo quy định tại Điều 303 của Luật này.

Điều 103.Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

1. Việc cấp, tống đạt hoặc thôngbáo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Luật này thì được coi làhợp lệ.

2. Người có nghĩa vụ thực hiệnviệc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy địnhcủa Luật này.

Điều 104.Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Người thực hiện việc cấp, tốngđạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người đượccấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tốngđạt, thông báo hoặc được ủy quyền cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phảiký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạntố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

Điều 105.Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng phương tiện điện tử

Việc cấp, tống đạt hoặc thôngbáo bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giaodịch điện tử.

Tòa án nhân dân tối cao hướngdẫn thi hành Điều này.

Điều 106.Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân

1. Người được cấp, tống đạt hoặcthông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ.

2. Trường hợp người được cấp,tống đạt hoặc thông báo đã chuyển đến nơi cư trú mới và đã thông báo cho Tòa ánviệc thay đổi nơi cư trú thì phải cấp, tống đạt hoặc thông báo theo nơi cư trúmới của họ.

3. Trường hợp người được cấp,tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việccấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việctừ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản,buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố) hoặc đại diện côngan xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng.

4. Trường hợp người được cấp,tống đạt hoặc thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặcthông báo giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cưtrú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố để thực hiện việc ký nhận và yêu cầu ngườinày cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

Trường hợp người được cấp, tốngđạt hoặc thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉthì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việckhông thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo, có xác nhận của tổtrưởng tổ dân phố hoặc đại diện công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thựchiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt theo quy định tại Điều 108của Luật này.

Điều 107.Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức

Trường hợp người được cấp, tốngđạt hoặc thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng phải được giao trựctiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bảncủa cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơquan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo có người đại diện tham gia tốtụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này ký nhậnvăn bản tố tụng đó. Ngày ký nhận là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

Điều 108.Thủ tục niêm yết công khai

1. Niêm yết công khai văn bản tốtụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt hoặc thông báotrực tiếp văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 106 và Điều 107 của Luật này.

2. Việc niêm yết công khai vănbản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạthoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sởTòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cánhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tốngđạt hoặc thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cưtrú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùngcủa cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

c) Lập biên bản về việc thựchiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời hạn niêm yết công khaivăn bản tố tụng là 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Điều 109.Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

1. Việc thông báo trên phươngtiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc cócăn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp,tống đạt hoặc thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạthoặc thông báo.

2. Việc thông báo trên phươngtiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của đương sựkhác. Trường hợp này, đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu chi phí thông báotrên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Thông báo trên phương tiệnthông tin đại chúng phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếucó), trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp vàphát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong03 ngày liên tiếp.

Điều 110.Thông báo kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Trường hợp người thực hiện việccấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không phải là người tiến hành tốtụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng thì người thực hiện phải thôngbáo ngay bằng văn bản kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụngcho Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng đó.

ChươngVIII

PHÁT HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BÃI BỎ VĂNBẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Điều 111.Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật

1. Trong quá trình giải quyết vụán hành chính, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giảiquyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạmpháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:

a) Trường hợp chưa có quyết địnhđưa vụ án ra xét xử thì Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việckiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị;

b) Trường hợp đã có quyết địnhđưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm,tái thẩm thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đóthực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền quy định tại Điều 112của Luật này thực hiện việc kiến nghị.

2. Văn bản kiến nghị hoặc đềnghị người có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quyphạm pháp luật phải có những nội dung chính sau đây:

a) Tên của Tòa án ra văn bảnkiến nghị hoặc đề nghị;

b) Tóm tắt nội dung vụ án vànhững vấn đề pháp lý đặt ra để giải quyết vụ án;

c) Tên, số, ngày, tháng, năm củavăn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ có liênquan đến việc giải quyết vụ án;

d) Phân tích những quy định củavăn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

đ) Kiến nghị hoặc đề nghị củaTòa án về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó.

3. Kèm theo văn bản kiến nghịhoặc đề nghị người có thẩm quyền kiến nghị là văn bản quy phạm pháp luật bịkiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

Điều 112.Thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật

1. Chánh án Tòa án cấp huyện cóquyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơquan nhà nước từ cấp huyện trở xuống; đề nghị Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiếnnghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước cấp tỉnh; báo cáo Chánh án Tòa án cấp tỉnh đề nghị Chánh án Tòa án nhândân tối cao kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước ở Trung ương.

2. Chánh án Tòa án cấp tỉnh,Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãibỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở xuống; đềnghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏvăn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao tự mình hoặc theo đề nghị của Chánh án Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước ở Trung ương.

4. Trường hợp tại phiên tòa, Hộiđồng xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hộiđồng xét xử có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án theo quy định tại các khoản 1, 2và 3 Điều này để thực hiện quyền kiến nghị; trường hợp này, Hội đồng xét xử cóquyền tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 187 của Luậtnày để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi cóvăn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại điểm ekhoản 1 Điều 141 của Luật này.

Điều 113.Trách nhiệm giải quyết đề nghị về việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏvăn bản quy phạm pháp luật

Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại Điều 111 của Luật này thì Chánh ánTòa án có thẩm quyền kiến nghị phải xem xét và xử lý như sau:

1. Trường hợp đề nghị có căn cứthì phải ra văn bản kiến nghị gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổsung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và thông báo cho Tòa án đã đề nghịbiết để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

2. Trường hợp đề nghị không cócăn cứ thì phải ra văn bản trả lời cho Tòa án đã đề nghị biết để tiếp tục giảiquyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 114.Trách nhiệm thực hiện kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạmpháp luật

Cơ quan nhận được kiến nghị sửađổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án có trách nhiệmgiải quyết như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày nhận được văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án quy định tại Điều 112 củaLuật này đối với văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thihành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trênthì cơ quan đã ban hành văn bản đó phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Tòaán đã kiến nghị. Nếu quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời thìTòa án áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn để giải quyết vụ án.

2. Trường hợp kiến nghị xem xétsửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương IX

KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN

Điều 115.Quyền khởi kiện vụ án

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyếtđịnh kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hànhvi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạngiải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặcđã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyếtđịnh, hành vi đó.

2. Tổ chức, cá nhân có quyềnkhởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụán về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyềngiải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếunại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việcgiải quyết khiếu nại đó.

Điều 116.Thời hiệu khởi kiện

1. Thời hiệu khởi kiện là thờihạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giảiquyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thờihạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

2. Thời hiệu khởi kiện đối vớitừng trường hợp được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận đượchoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc;

b) 30 ngày kể từ ngày nhận đượcquyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Từ ngày nhận được thông báokết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúcthời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyếtkhiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

3. Trường hợp đương sự khiếu nạitheo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận đượchoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giảiquyết khiếu nại lần hai;

b) 01 năm kể từ ngày hết thờihạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, ngườicó thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

4. Trường hợp vì sự kiện bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiệnđược trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thờigian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thờihiệu khởi kiện.

5. Các quy định của Bộ luật dânsự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.

Điều 117.Thủ tục khởi kiện

1. Khi khởi kiện vụ án hànhchính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tạiĐiều 118 của Luật này.

2. Cá nhân có năng lực hành vitố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơnkhởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghihọ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểmchỉ.

3. Cá nhân là người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dânsự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợppháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tạimục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ củangười đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợppháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Cá nhân thuộc trường hợp quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được,không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thìcó thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vitố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

5. Cơ quan, tổ chức là ngườikhởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mìnhhoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của ngườikhởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ củangười đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đạidiện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chứcđó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theoquy định của Luật doanh nghiệp.

Điều 118.Đơn khởi kiện

1. Đơn khởi kiện phải có các nộidung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tòa án được yêu cầu giảiquyết vụ án hành chính;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại,số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

d) Nội dung quyết định hành chính,quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyếtđịnh xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cửtri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

đ) Nội dung quyết định giảiquyết khiếu nại (nếu có);

e) Yêu cầu đề nghị Tòa án giảiquyết;

g) Cam đoan về việc không đồngthời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

2. Kèm theo đơn khởi kiện phảicó tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bịxâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầyđủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu,chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bịxâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sunghoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Điều 119.Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởikiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ ánbằng một trong các phương thức sau đây:

1. Nộp trực tiếp tại Tòa án.

2. Gửi qua dịch vụ bưu chính.

3. Gửitrực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Điều 120.Xác định ngày khởi kiện vụ án hành chính

1. Trường hợp người khởi kiệntrực tiếp nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn.

2. Trường hợp người khởi kiệngửi đơn trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

3. Trường hợp người khởi kiệngửi đơn đến Tòa án qua dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày có dấu củatổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng,năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tạitổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổchức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởikiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyểnđến.

4. Trường hợp chuyển vụ án choTòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 3 Điều 165 của Luật nàythì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng khôngđúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điềunày.

Điều 121.Nhận và xem xét đơn khởi kiện

1. Tòa án nhận đơn khởi kiện dongười khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi quadịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thìTòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.

Việc nhận đơn khởi kiện được ghivào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trựctiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởikiện. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án trả lời cho người khởi kiệnbiết qua thư điện tử. Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thờihạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơncho người khởi kiện.

2. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩmphán xem xét đơn khởi kiện.

3. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có mộttrong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơnkhởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụán theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điềukiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòaán có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện chongười khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều123 của Luật này.

4. Kết quả xử lý đơn của Thẩmphán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện,phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòaán (nếu có).

Điều 122.Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

1. Sau khi nhận được đơn khởikiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều118 của Luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đềcần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.

2. Thời gian thực hiện việc sửađổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.

3. Trường hợp người khởi kiện đãsửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luậtnày thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sungtheo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

Điều 123.Trả lại đơn khởi kiện

1. Thẩm phán trả lại đơn khởikiện trong những trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không cóquyền khởi kiện;

b) Người khởi kiện không có nănglực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;

c) Trường hợp pháp luật có quyđịnh về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khicòn thiếu một trong các điều kiện đó;

d) Sự việc đã được giải quyếtbằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

đ) Sự việc không thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án;

e) Người khởi kiện lựa chọn giảiquyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tạiĐiều 33 của Luật này;

g) Đơn khởi kiện không có đủ nộidung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiệnsửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;

h) Hết thời hạn được thông báoquy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trìnhbiên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiệnđược miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc cólý do chính đáng.

2. Khi trả lại đơn khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghirõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay choViện kiểm sát cùng cấp.

Đơn khởi kiện và tài liệu, chứngcứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa ánđể làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Điều 124.Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơnkhởi kiện

1. Trong thời hạn 07 ngày kể từngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếunại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

2. Ngay sau khi nhận được khiếunại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân côngmột Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

3. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyếtkhiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sựtham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Trườnghợp người khởi kiện, Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiênhọp.

4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứcó liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sátvà người khởi kiện có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong cácquyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơnkhởi kiện và thông báo cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp;

b) Nhận lại đơn khởi kiện và tàiliệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

5. Trong thời hạn 07 ngày kể từngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởikiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyềnkiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.

6. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòaán trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên việc trả lại đơnkhởi kiện;

b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩmnhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lývụ án.

Quyết định giải quyết khiếu nại,kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp là quyết định cuối cùng.Quyết định này phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp,Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.

Điều 125.Thụ lý vụ án

1. Sau khi nhận đơn khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòaán thì Thẩm phán phải thông báo cho người

khởi kiện biết để họ nộp tiềntạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phíhoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biếtvề việc thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiềntạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

2. Thẩm phán thụ lý vụ án vàongày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp ngườikhởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng ánphí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biếtviệc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý.

3. Trường hợp hết thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thutiền tạm ứng án phí thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa trả lại đơnkhởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án;

b) Trường hợp đã trả lại đơnkhởi kiện mà người khởi kiện chứng minh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phíđúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quannên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩmphán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hànhthụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu;

c) Trường hợp sau khi Thẩm phántrả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biênlai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặctrở ngại khách quan thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu,chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện làngày nộp lại đơn khởi kiện.

4. Trường hợp hết thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện không nộp cho Tòa án biên lai thutiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo cho họ biết về việc không thụ lý vụ ánvới lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp này, người khởi kiệncó quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

5. Sau khi Thẩm phán thụ lý vụ ánmà Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan theo quy định tại Điều 129 của Luật này để giải quyết trong cùng một vụ ánhành chính thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:

a) Trường hợp người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thìngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo;

b) Trường hợp người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án làngày người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án biên lai thu tiềntạm ứng án phí;

c) Trường hợp có nhiều người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì ngày thụ lý vụ án là ngàyTòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợpđược miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuốicùng cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phảinộp tiền tạm ứng án phí.

6. Khi nhận biên lai thu tiềntạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việcnhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Điều 126.Thông báo về việc thụ lý vụ án

1. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng vănbản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giảiquyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bốtrên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Văn bản thông báo phải có cácnội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm văn bảnthông báo;

b) Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lývụ án;

c) Tên, địa chỉ của người khởikiện, người bị kiện;

d) Những vấn đề cụ thể ngườikhởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;

đ) Vụ án được thụ lý theo thủtục thông thường hoặc thủ tục rút gọn;

e) Danh mục tài liệu, chứng cứngười khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;

g) Thời hạn người bị kiện, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của ngườikhởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòaán;

h) Hậu quả pháp lý của việcngười bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án vănbản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.

Điều 127.Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụán của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phâncông Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫunhiên.

2. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phángiải quyết vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, việcgiải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dựkhuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.

3. Trong quá trình giải quyết vụán, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thìChánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xétxử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu vàthông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 128.Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được thông báo, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanphải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiệnvà tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có).

Trường hợp cần gia hạn thì ngườiđược thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việcxin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án gia hạn một lần, nhưng không quá 07 ngày.

2. Trường hợp người bị kiện,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận được thông báo, nhưng không nộpý kiến bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lýdo chính đáng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.

3. Người bị kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho ghi chép, sao chụp đơn khởikiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (nếu có), trừ tài liệu, chứngcứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này.

4. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được thông báo, Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viêndự khuyết (nếu có) thực hiện nhiệm vụ và thông báo cho Tòa án.

Điều 129.Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Trường hợp người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với người khởi kiện hoặc vớingười bị kiện thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

a) Việc giải quyết vụ án có liênquan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

b) Yêu cầu độc lập của họ cóliên quan đến vụ án đang được giải quyết;

c) Yêu cầu độc lập của họ đượcgiải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác vànhanh hơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đến thời điểm mở phiên họp kiểm traviệc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

Thủ tục yêu cầu độc lập đượcthực hiện theo quy định của Luật này về thủ tục khởi kiện của người khởi kiện.

Chương X

THỦ TỤC ĐỐI THOẠI VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ

Điều 130.Thời hạn chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụán, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ ánkhiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:

1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụán đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.

2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụán đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.

3. Đối với vụ án phức tạp hoặccó trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạnchuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này.

4. Trường hợp có quyết định tạmđình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Điều 131.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

1. Lập hồ sơ vụ án.

2. Yêu cầu đương sự nộp bổ sungtài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện choTòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửicho đương sự.

3. Xác minh, thu thập tài liệu,chứng cứ theo quy định của Luật này.

4. Quyết định việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Tổ chức phiên họp kiểm traviệc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luậtnày; trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.

6. Ra một trong các quyết địnhsau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Tạm đình chỉ việc giải quyếtvụ án;

c) Đình chỉ việc giải quyết vụán.

Điều 132.Lập hồ sơ vụ án hành chính

1. Hồ sơ vụ án hành chính gồmđơn và tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu,chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án,Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.

2. Các giấy tờ, tài liệu tronghồ sơ vụ án hành chính phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày,tháng, năm và phải được lưu giữ, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 133.Giao nộp tài liệu, chứng cứ

1. Thời hạn giao nộp tài liệu,chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 83 của Luật này.

2. Trường hợp sau khi có quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới giao nộp tài liệu,chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lýdo của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Đối với tài liệu, chứng cứ màtrước đó Tòa án không yêu cầu đương sự phải giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ màđương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơthẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm.

Điều 134.Nguyên tắc đối thoại

1. Trong thời hạn chuẩn bị xétxử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau vềviệc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ ánkhiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy địnhtại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.

2. Việc đối thoại phải được tiếnhành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ,tôn trọng ý kiến của đương sự;

b) Không được ép buộc các đươngsự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;

c) Nội dung đối thoại, kết quảđối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 135.Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được

1. Người khởi kiện, người bịkiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệlần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham giađối thoại được vì có lý do chính đáng.

3. Các bên đương sự thống nhấtđề nghị không tiến hành đối thoại.

Điều 136.Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vàđối thoại

1. Trước khi tiến hành phiên họpkiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa cácđương sự, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp phápcủa đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian,địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

2. Trường hợp vụ án hành chínhkhông tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này thì Thẩmphán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứmà không tiến hành việc đối thoại.

Điều 137.Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vàđối thoại

1. Thành phần tham gia phiên họpgồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký phiên họp ghi biênbản;

c) Đương sự hoặc người đại diệnhợp pháp của đương sự;

d) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự (nếu có);

đ) Người phiên dịch (nếu có).

2. Trường hợp cần thiết, Thẩmphán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiênhọp.

3. Trong vụ án có nhiều đươngsự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hànhphiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụcủa đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự cómặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sựtrong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việchoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.

Điều 138. Trìnhtự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại

1. Trước khi khai mạc phiên họp,Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người thamgia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tralại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho đương sự biếtquyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

2. Khi tiến hành kiểm tra việcgiao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ cótrong hồ sơ vụ án và hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện,sửa đổi, bổ sung, thay thế, rút yêu cầu khởi kiện; yêu cầu độc lập; những vấnđề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

b) Việc giao nộp tài liệu, chứngcứ cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;

c) Việc bổ sung tài liệu, chứngcứ, đề nghị Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ, triệu tập đương sự khác, ngườilàm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

d) Vấn đề khác mà đương sự thấycần thiết.

3. Sau khi các đương sự trìnhbày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các đề nghị của đương sự quyđịnh tại khoản 2 Điều này; trường hợp đương sự vắng mặt thì Tòa án thông báokết quả phiên họp cho họ.

4. Sau khi tiến hành xong việckiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều này,Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại như sau:

a) Thẩm phán phổ biến cho đươngsự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án đểcác bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý củaviệc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;

b) Người khởi kiện trình bày bổsung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuấtquan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có);

c) Người bị kiện trình bày bổsung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết địnhhành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giảiquyết vụ án (nếu có);

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liênquan đến họ (nếu có);

đ) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có)phát biểu ý kiến;

e) Tùy từng trường hợp, Thẩmphán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính cóliên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩmphán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quyphạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyếtđịnh việc giải quyết vụ án;

g) Sau khi các đương sự trìnhbày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất,những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung vềnhững nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

h) Thẩm phán kết luận về nhữngvấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.

5. Thư ký phiên họp ghi biên bảnvề diễn biến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vàđối thoại.

Điều 139.Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; biênbản đối thoại

1. Biên bản phiên họp kiểm traviệc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm tiến hànhphiên họp;

b) Địa điểm tiến hành phiên họp;

c) Thành phần tham gia phiênhọp;

d) Ý kiến của đương sự hoặcngười đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 138 của Luật này;

đ) Các nội dung khác;

e) Kết luận của Thẩm phán vềviệc chấp nhận, không chấp nhận các đề nghị của đương sự.

2. Biên bản đối thoại phải cócác nội dung sau đây:

a) Nội dung quy định tại cácđiểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Ý kiến của các đương sự hoặcngười đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự;

c) Nội dung đã được đương sựthống nhất, không thống nhất.

3. Đối với trường hợp không tiếnhành đối thoại được quy định tại Điều 135 của Luật này thì lập biên bản theoquy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biên bản phải có đầy đủ chữký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiênhọp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiênhọp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêucầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉxác nhận.

Điều 140.Xử lý kết quả đối thoại

1. Trường hợp qua đối thoại màngười khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định,hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậpvẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xétxử vụ án.

2. Trường hợp qua đối thoại màngười khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việcngười khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyếtvụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiệnlại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

3. Trường hợp qua đối thoại màngười bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởikiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kếtrút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trongthời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa ánquyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bịkhởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hếtthời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thìThẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được quyết địnhhành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho cácđương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo củaTòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết địnhcông nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngaycho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngayvà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứcho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối,đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án cóthể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Điều 141.Tạm đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án quyết định tạm đìnhchỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự là cá nhân đã chết,cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan,tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Đương sự là người mất nănglực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diệntheo pháp luật;

c) Đã hết thời hạn chuẩn bị xétxử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trườnghợp có thể xét xử vắng mặt đương sự;

d) Cần đợi kết quả giải quyếtcủa cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;

đ) Cần đợi kết quả giám định bổsung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thuthập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêucầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;

e) Cần đợi kết quả xử lý văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái vớiHiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên màTòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổsung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

2. Quyết định tạm đình chỉ giảiquyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 142.Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án không xóa tên vụ án bịtạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số vàngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi.

2. Khi lý do tạm đình chỉ quyđịnh tại Điều 141 của Luật này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giảiquyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

3. Tiền tạm ứng án phí, lệ phímà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

4. Trong thời gian tạm đình chỉgiải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có tráchnhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đìnhchỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này, Thẩm phánđược phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổchức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thờigian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Điều 143.Đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án quyết định đình chỉgiải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện là cá nhân đãchết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thểhoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền,nghĩa vụ tố tụng;

b) Người khởi kiện rút đơn khởikiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lậpcủa mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu củangười khởi kiện đã rút;

c) Người khởi kiện rút đơn khởikiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;

d) Người khởi kiện không nộp tạmứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của phápluật.

Trường hợp người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí địnhgiá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đìnhchỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

đ) Người khởi kiện đã được triệutập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xửvắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người bị kiện hủy bỏ quyếtđịnh hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếunại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bịkhởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

h) Các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.

2. Khi ra quyết định đình chỉgiải quyết vụ án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sựnếu có yêu cầu.

3. Quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 144.Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án

1. Khi có quyết định đình chỉgiải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyếtlại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉvề người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ cáctrường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123,điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Tiền tạm ứng án phí, lệ phímà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòaán.

Điều 145.Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án,quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

1. Thẩm phán được phân công giảiquyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giảiquyết vụ án hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đó.

2. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày Thẩm phán ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điềunày, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 146.Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xétxử phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm mởphiên tòa;

b) Việc xét xử được tiến hànhcông khai hay xét xử kín;

c) Tên, địa chỉ của người thamgia tố tụng;

d) Nội dung việc khởi kiện;

đ) Họ, tên của Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thưký Tòa án, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).

2. Quyết định đưa vụ án ra xétxử phải được gửi cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyếtđịnh.

Điều 147.Gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát

Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùngvới việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiêncứu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sátphải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Chương XI

PHIÊN TÒA SƠ THẨM

Mục 1. YÊUCẦU CHUNG VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM

Điều 148.Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiếnhành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xửhoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Điều 149.Thời hạn mở phiên tòa

Trong thời hạn 20 ngày kể từngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp cólý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30ngày.

Điều 150.Địa điểm tổ chức phiên tòa

Phiên tòa được tổ chức tại trụsở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án nhưng phải bảo đảm tính trang nghiêmvà hình thức phòng xử án quy định tại Điều 151 của Luật này.

Điều 151.Hình thức bố trí phòng xử án

1. Quốc huy nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam được treo chính giữa phía trên phòng xử án và phía trên chỗngồi của Hội đồng xét xử.

2. Phòng xử án phải có các khuvực được bố trí riêng cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa,đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người thamgia tố tụng khác và người tham dự phiên tòa.

Điều 152.Xét xử trực tiếp, bằng lời nói

1. Việc xét xử bằng lời nói vàphải được tiến hành tại phòng xử án.

2. Hội đồng xét xử phải trựctiếp xác định những tình tiết của vụ án tại phiên tòa bằng cách hỏi và nghetrình bày, tranh luận trực tiếp về tình tiết, chứng cứ của vụ án của người khởikiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngườiđại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và nhữngngười tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa, ngheKiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

Điều 153.Nội quy phiên tòa

1. Khi vào phòng xử án, mọingười đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảovệ phiên tòa.

2. Nghiêm cấm mang vũ khí, hungkhí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyềnđơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiêntòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặcvũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảovệ phiên tòa.

3. Người tham gia phiên tòa theoyêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, giấy tờ có liênquan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn Thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờkhai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thưký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời,giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụbảo vệ phiên tòa.

4. Nhà báo tham dự phiên tòa đểđưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiêntòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồngxét xử phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hìnhảnh của đương sự, những người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

5. Mọi người tham dự phiên tòaphải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trậttự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.

6. Không đội mũ, nón, đeo kínhmàu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được Chủ tọa phiêntòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hútthuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sựtôn nghiêm của phiên tòa.

7. Người tham gia phiên tòa theoyêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án,trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án nếu có lýdo chính đáng.

Người dưới mười sáu tuổi khôngđược vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

8. Mọi người trong phòng xử ánphải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trườnghợp được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.

9. Chỉ những người được Hội đồngxét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặcphát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiêntòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.

Điều 154.Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm mộtThẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhândân trong trường hợp sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hànhchính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.

2. Vụ án phức tạp.

Điều 155.Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án

1. Phiên tòa chỉ được tiến hànhkhi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa.

2. Trường hợp có Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng cóThẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì nhữngngười này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xửvụ án.

3. Trường hợp không có Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theoquy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

4. Trường hợp Thư ký phiên tòavắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thếthì phải hoãn phiên tòa.

Điều 156.Sự có mặt của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được Việntrưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếuvắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp Kiểm sát viên bịthay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưngcó Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụán nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.

Điều 157.Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lầnthứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; trường hợp có người vắng mặtthì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xétxử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự,người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việchoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lầnthứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bấtkhả kháng, trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Đối với người khởi kiện,người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện mà không có người đại diệntham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trườnghợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại,nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Đối với người bị kiện, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đạidiện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Đối với người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiêntòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đìnhchỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp ngườiđó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cóyêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thờihiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Đối với người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Điều 158.Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụán trong các trường hợp sau đây:

1. Người khởi kiện, người bịkiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặttại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

2. Người khởi kiện, người bịkiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưngcó người đại diện tham gia phiên tòa.

3. Trường hợp quy định tại điểmb và điểm d khoản 2 Điều 157 của Luật này.

Điều 159.Sự có mặt của người làm chứng

1. Người làm chứng có nghĩa vụtham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để trình bày tình tiết của vụán mà họ biết. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lờikhai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa phiên tòacông bố lời khai đó.

2. Trường hợp người làm chứngvắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xétxử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đángvà việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đếnphiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.

Điều 160.Sự có mặt của người giám định

1. Người giám định có nghĩa vụtham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liênquan đến việc giám định và kết luận giám định.

2. Trường hợp người giám địnhvắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xétxử.

Điều 161.Sự có mặt của người phiên dịch

1. Người phiên dịch có nghĩa vụtham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.

2. Trường hợp người phiên dịchvắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãnphiên tòa.

Điều 162.Hoãn phiên tòa

1. Các trường hợp phải hoãnphiên tòa:

a) Trường hợp quy định tại khoản3 và khoản 4 Điều 155, khoản 1 Điều 157, khoản 2 Điều 161 của Luật này;

b) Thành viên của Hội đồng xétxử, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thếngay;

c) Trường hợp phải tiến hànhgiám định lại theo quy định tại Điều 170 của Luật này.

2. Trường hợp hoãn phiên tòađược quy định tại khoản 2 Điều 159 và khoản 2 Điều 160 của Luật này.

Điều 163.Thời hạn, quyết định và thẩm quyền hoãn phiên tòa

1. Thời hạn hoãn phiên tòa sơthẩm không quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa,trừ phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn là 15 ngày.

2. Quyết định hoãn phiên tòaphải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh;

b) Tên Tòa án và họ, tên nhữngngười tiến hành tố tụng;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Lý do của việc hoãn phiêntòa;

đ) Thời gian, địa điểm mở lạiphiên tòa.

3. Quyết định hoãn phiên tòaphải được Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp Chủ tọaphiên tòa vắng mặt thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Quyết địnhhoãn phiên tòa được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng biết; đốivới người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi choViện kiểm sát cùng cấp.

4. Trường hợp sau khi hoãn phiêntòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiêntòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay chonhững người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địađiểm mở lại phiên tòa.

Điều 164.Thủ tục ra bản án, quyết định của Tòa án tại phiên tòa

1. Bản án phải được Hội đồng xétxử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2. Quyết định thay đổi ngườitiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đìnhchỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa phải được thảo luận, thôngqua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.

3. Quyết định về các vấn đề khácđược Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viếtthành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Điều 165.Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa

1. Tại phiên tòa, nếu có mộttrong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 141 củaLuật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

2. Tại phiên tòa, nếu có mộttrong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này thì Hội đồngxét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

3. Trường hợp đương sự xuấttrình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyếtđịnh bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụán thì Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cóthẩm quyền.

Điều 166.Biên bản phiên tòa

1. Biên bản phiên tòa phải ghiđầy đủ các nội dung sau đây:

a) Các nội dung quy định tạikhoản 1 Điều 146 của Luật này;

b) Mọi diễn biến tại phiên tòatừ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;

c) Các câu hỏi, câu trả lời vàphát biểu tại phiên tòa;

d) Các nội dung khác phải đượcghi vào biên bản phiên tòa theo quy định của Luật này.

2. Ngoài việc ghi biên bản phiêntòa, Tòa án có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.

3. Sau khi kết thúc phiên tòa,Hội đồng xét xử phải kiểm tra biên bản; Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòaký vào biên bản.

4. Kiểm sát viên và những ngườitham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửađổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.

Điều 167.Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Trước khi khai mạc phiên tòa,Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây:

1. Phổ biến nội quy phiên tòa.

2. Kiểm tra, xác định sự có mặt,vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếucó người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do.

3. Ổn định trật tự trong phòngxử án.

4. Yêu cầu mọi người trong phòngxử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.

Điều 168.Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng

1. Tòa án căn cứ vào tài liệu,chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụngtheo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người khởi kiện, người đạidiện hợp pháp của người khởi kiện có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

b) Người bị kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệutập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

c) Người bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ haimà vẫn vắng mặt.

2. Chủ tọa phiên tòa công bố lýdo đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị xét xử vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa công bố tómtắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xửthảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

4. Kiểm sát viên phát biểu ýkiến của Viện kiểm sát.

5. Hội đồng xét xử tiến hànhnghị án và tuyên án theo quy định của Luật này.

Mục 2. THỦTỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Điều 169.Khai mạc phiên tòa

1. Chủ tọa phiên tòa khai mạcphiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thư ký phiên tòa báo cáo vớiHội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theogiấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tralại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báocủa Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.

4. Chủ tọa phiên tòa phổ biếnquyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

5. Chủ tọa phiên tòa giới thiệuhọ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giámđịnh, người phiên dịch.

6. Chủ tọa phiên tòa hỏi nhữngngười có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người phiên dịchxem họ có yêu cầu thay đổi ai không; hỏi những người có quyền về người giámđịnh có vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này không.

7. Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười làm chứng phải cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phảichịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưathành niên.

8. Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác,phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Điều 170.Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, ngườiphiên dịch

Trường hợp tại phiên tòa cóngười yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiêndịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định việc chấp nhận hoặc khôngchấp nhận yêu cầu theo quy định của Luật này; nếu không chấp nhận thì phải nêurõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.

Trường hợp có ý kiến về ngườigiám định vi phạm một trong các quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này, Hộiđồng xét xử phải xem xét; nếu có căn cứ thì quyết định tiến hành giám định lạitheo quy định của pháp luật.

Điều 171.Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng

1. Trước khi người làm chứngđược hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụán, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những ngườilàm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người cóliên quan.

2. Trường hợp lời khai của đươngsự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên tòa có thể quyếtđịnh cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Điều 172.Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

1. Chủ tọa phiên tòa hỏi ngườikhởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởikiện.

2. Chủ tọa phiên tòa hỏi ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc thay đổi, bổ sung,rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập.

Điều 173.Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

1. Hội đồng xét xử chấp nhậnviệc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầucủa họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

2. Trường hợp đương sự rút mộtphần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thìHội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộyêu cầu mà đương sự đã rút.

Điều 174.Thay đổi địa vị tố tụng

Trường hợp người khởi kiện rúttoàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữyêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thànhngười khởi kiện.

Mục 3. TRANHTỤNG TẠI PHIÊN TÒA

Điều 175.Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa

1. Tranh tụng tại phiên tòa baogồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lậpluận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp vàpháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.

2. Việc tranh tụng tại phiên tòađược tiến hành theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.

3. Chủ tọa phiên tòa không đượchạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụngtrình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt ý kiến không liên quan đến vụ án.

Điều 176.Trình bày của đương sự

1. Trường hợp đương sự vẫn giữyêu cầu, quan điểm của mình và không thống nhất với nhau về việc giải quyết vụán thì Hội đồng xét xử tóm tắt nội dung yêu cầu của đương sự, thông báo kếtluận tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đốithoại, những vấn đề cần tranh tụng, yêu cầu đương sự trình bày về vấn đề chưarõ, còn mâu thuẫn theo trình tự sau đây:

a) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người khởi kiện trình bày về vấn đề chưa rõ, còn mâu thuẫn vàchứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợppháp. Người khởi kiện có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởikiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về vấn đề chưa rõ, còn mâuthuẫn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

b) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người bị kiện trình bày ý kiến của người bị kiện đối với yêu cầucủa người khởi kiện; yêu cầu, đề nghị của người bị kiện và chứng cứ để chứngminh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Người bị kiện có quyền bổ sung ýkiến;

c) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của người khởi kiện,người bị kiện; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

2. Trường hợp người khởi kiện,người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị củamình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợppháp.

3. Tại phiên tòa, đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền bổ sung chứngcứ theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Luật này để chứng minh cho yêu cầu,đề nghị của mình.

Điều 177.Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa

1. Sau khi nghe xong lời trìnhbày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quyđịnh tại Điều 176 của Luật này, theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa, thứ tựhỏi của từng người được thực hiện như sau:

a) Người khởi kiện, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hỏi trước, tiếp đến người bịkiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, sau đó là ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Người tham gia tố tụng khác;

c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩmnhân dân;

d) Kiểm sát viên tham gia phiêntòa.

2. Việc đặt câu hỏi phải rõràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâmphạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.

Điều 178.Hỏi người khởi kiện

1. Trường hợp có nhiều ngườikhởi kiện thì phải hỏi riêng từng người một.

2. Chỉ hỏi người khởi kiện vềvấn đề mà người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhởi kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khaicủa họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người bị kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhữngngười này.

3. Người khởi kiện có thể tựmình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiệntrả lời thay cho người khởi kiện và sau đó người khởi kiện trả lời bổ sung.

Điều 179.Hỏi người bị kiện

1. Trường hợp có nhiều người bịkiện thì phải hỏi riêng từng người một.

2. Chỉ hỏi người bị kiện về vấnđề mà người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiệntrình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họtrước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khởi kiện, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những ngườinày.

3. Người bị kiện có thể tự mìnhtrả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trả lờithay cho người bị kiện và sau đó người bị kiện trả lời bổ sung.

Điều 180.Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Trường hợp có nhiều người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng người một.

2. Chỉ hỏi người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan về vấn đề mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn vớinhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bàycủa người khởi kiện, người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củanhững người này.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa họ trả lời thay cho họ và sau đó người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trảlời bổ sung.

Điều 181.Hỏi người làm chứng

1. Trường hợp có nhiều người làmchứng thì phải hỏi riêng từng người một.

2. Trước khi hỏi người làmchứng, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trongvụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ tọa phiên tòa cóthể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.

3. Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười làm chứng trình bày rõ tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làmchứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về vấn đề mà họ trình bàychưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khaicủa họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự.

4. Sau khi trình bày xong, ngườilàm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.

5. Trường hợp cần thiết phải bảođảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xétxử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng vàkhông để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.

6. Đương sự, người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý củaChủ tọa phiên tòa.

Điều 182.Công bố các tài liệu của vụ án

1. Hội đồng xét xử công bố cáctài liệu của vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người tham gia tố tụng khôngcó mặt tại phiên tòa mà trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai;

b) Lời khai của người tham giatố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trước đó;

c) Khi Hội đồng xét xử thấy cầnthiết hoặc khi có yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên.

2. Trường hợp đặc biệt cần giữbí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghềnghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc để bảo vệ người chưa thành niêntheo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu cótrong hồ sơ vụ án.

Điều 183.Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị kháclưu trữ âm thanh, hình ảnh

Theo yêu cầu của đương sự, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác hoặccủa Kiểm sát viên hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băngghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âmthanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 182 củaLuật này.

Điều 184.Xem xét vật chứng

1. Vật chứng, ảnh hoặc biên bảnxác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.

2. Hội đồng xét xử có thể cùngvới các đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa đượcnếu xét thấy cần thiết.

Điều 185.Hỏi người giám định

1. Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khitrình bày, người giám định có quyền giải thích về kết luận giám định, căn cứ đểđưa ra kết luận giám định.

2. Kiểm sát viên, những ngườitham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định,được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám địnhhoặc có mâu thuẫn với chứng cứ khác của vụ án.

3. Trường hợp người giám địnhkhông có mặt tại phiên tòa thì Chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.

4. Khi có người tham gia tố tụngkhông đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầugiám định bổ sung hoặc giám định lại; trường hợp xét thấy việc giám định bổsung, giám định lại không cần thiết thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục phiên tòa;trường hợp xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại cần thiết cho việcgiải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám địnhlại và tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

Điều 186.Kết thúc việc hỏi tại phiên tòa

Khi nhận thấy các tình tiết củavụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tốtụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không; trường hợp có người yêucầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì Chủ tọa phiên tòa quyết định tiếptục việc hỏi.

Điều 187.Tạm ngừng phiên tòa

1. Trong quá trình xét xử, Hộiđồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Do tình trạng sức khỏe hoặcdo sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụngkhông thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiếnhành tố tụng;

b) Do tình trạng sức khỏe hoặcdo sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụngkhông thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng cóyêu cầu xét xử vắng mặt;

c) Cần phải xác minh, thu thậpbổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụán và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;

d) Cần phải báo cáo với Chánh ánTòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bảnquy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 111 của Luật này;

đ) Các bên đương sự đề nghị Tòaán tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự đối thoại;

e) Chờ kết quả giám định bổsung, giám định lại quy định tại khoản 4 Điều 185 của Luật này.

2. Việc tạm ngừng phiên tòa phảiđược ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không được quá 30ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hội đồng xét xửtiếp tục tiến hành phiên tòa, nếu lý do để tạm ngừng phiên tòa không còn. Hếtthời hạn này, nếu lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục, Hội đồng xétxử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và thông báo bằng văn bản chonhững người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tụcphiên tòa.

Điều 188.Trình tự phát biểu khi tranh luận

1. Sau khi kết thúc việc hỏi,việc tranh luận tại phiên tòa được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người khởi kiện trình bày. Người khởi kiện có quyền bổ sung ýkiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trìnhbày ý kiến;

b) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người bị kiện tranh luận, đối đáp. Người bị kiện có quyền bổ sungý kiến;

c) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;

d) Các đương sự đối đáp theo sựđiều khiển của Chủ tọa phiên tòa;

đ) Khi xét thấy cần thiết, Hộiđồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đềcụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

2. Trường hợp người khởi kiện,người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự trình bày khi tranh luận.

3. Trường hợp vắng mặt một trongcác bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và ngườitham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ, vănbản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trên cơ sở đó các đương sựcó mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.

Điều 189.Phát biểu khi tranh luận và đối đáp

Khi phát biểu về đánh giá chứngcứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranhluận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét,kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Người tham giatranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

Điều 190.Phát biểu của Kiểm sát viên

Sau khi những người tham gia tốtụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuântheo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa vàcủa người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lýcho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việcgiải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa,Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụán.

Điều 191.Nghị án

1. Sau khi kết thúc phần tranhluận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

2. Chỉ có các thành viên của Hộiđồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xétxử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa sốvề từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết saucùng. Trường hợp Hội đồng xét xử gồm 05 thành viên thì Thẩm phán Chủ tọa phiêntòa là người biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ýkiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án, Hội đồng xét xửchỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa,kết quả việc tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, các quy địnhcủa pháp luật và nghiên cứu, áp dụng án lệ hành chính (nếu có) liên quan đểquyết định về các vấn đề sau đây:

a) Tính hợp pháp và có căn cứ vềhình thức, nội dung của quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hànhchính bị khởi kiện;

b) Tính hợp pháp về thẩm quyền,trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vihành chính;

c) Thời hiệu, thời hạn ban hànhquyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính;

d) Mối liên hệ giữa quyết địnhhành chính, hành vi hành chính với quyền và lợi ích hợp pháp của người khởikiện và những người có liên quan;

đ) Tính hợp pháp và có căn cứcủa văn bản hành chính có liên quan (nếu có);

e) Vấn đề bồi thường thiệt hạivà vấn đề khác (nếu có).

4. Khi nghị án phải có biên bảnghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị ánphải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khituyên án.

5. Trường hợp vụ án có nhiềutình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thêm thời gian thì Hội đồngxét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án, nhưng không quá 05 ngày làmviệc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử phải thông báocho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tạiphiên tòa biết ngày, giờ và địa điểm tuyên án; nếu Hội đồng xét xử đã thực hiệnviệc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫntiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 195 của Luật này.

Điều 192.Trở lại việc hỏi và tranh luận

Qua tranh luận hoặc qua nghị án,nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủhoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏivà tranh luận.

Điều 193.Thẩm quyền của Hội đồng xét xử

1. Hội đồng xét xử xem xét tínhhợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộcthôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại và vănbản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Hội đồng xét xử có quyềnquyết định:

a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếuyêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chínhtrái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộccơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiệnnhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị cách thức xửlý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy;

c) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật, tuyên hủymột phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có);buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứthành vi hành chính trái pháp luật;

d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện,tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầucơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;

đ) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan,người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;

e) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danhsách cử tri theo quy định của pháp luật;

g) Buộc cơ quan, tổ chức bồithường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;

h) Kiến nghị với cơ quan nhànước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xéttrách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.

3. Trường hợp cần phải yêu cầucơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính liên quan đếnquyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện quy định tại khoản 1Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyếtvụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bảnhành chính đó. Trường hợp này, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa đểchờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyềnphải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ choviệc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời củacơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản củacơ quan quản lý nhà nước cấp trên để quyết định theo quy định tại khoản 2 Điềunày.

4. Trường hợp phát hiện văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấuhiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nướccấp trên thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại Điều 112 củaLuật này.

Điều 194.Bản án sơ thẩm

1. Tòa án ra bản án nhân danhnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bản án gồm có phần mở đầu,phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:

a) Trong phần mở đầu phải ghi rõtên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án;họ, tên của thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, ngườigiám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đạidiện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượngkhởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử côngkhai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Trong phần nội dung vụ án vànhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, khởi kiệncủa cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan.

Tòa án phải căn cứ vào kết quảtranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá,nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ phápluật, án lệ (nếu có) mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêucầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựvà giải quyết các vấn đề khác có liên quan;

c) Trong phần quyết định phảighi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phảigiải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chiphí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phảithi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

3. Khi xét xử lại vụ án mà bảnán, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm,tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theobản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.

Điều 195.Tuyên án

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản áncó mặt các đương sự. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặtkhi tuyên án hoặc vắng mặt theo quy định tại khoản 5 Điều 191 của Luật này thìHội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án. Trường hợp xét xử kín theo quy định tạikhoản 2 Điều 16 của Luật này thì Hội đồng xét xử tuyên công khai phần mở đầu vàphần quyết định của bản án.

Khi tuyên án, mọi người trongphòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt có sự đồng ý của Chủ tọaphiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyênđọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền khángcáo.

Trường hợp có đương sự khôngbiết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch cho họ nghetoàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết.

Điều 196.Cấp, gửi trích lục bản án, bản án

1. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự được Tòa án cấp trích lục bảnán.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từngày tuyên án, Tòa án phải cấp, gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sátcùng cấp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòaán cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùngcấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của ngườibị kiện.

4. Bản án sơ thẩm có hiệu lựcpháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm được công bố trên Cổng thông tin điện tử củaTòa án (nếu có), trừ bản án của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2Điều 96 của Luật này.

Điều 197.Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án

1. Sau khi bản án, quyết địnhcủa Tòa án được ban hành thì không được sửa chữa, bổ sung, trừ trường hợp pháthiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Vănbản sửa chữa, bổ sung phải được Tòa án gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sátcùng cấp; trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn phải gửicho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của ngườibị kiện.

2. Việc sửa chữa, bổ sung bảnán, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán Chủ tọa phiên tòaphối hợp với các thành viên Hội đồng xét xử vụ án hoặc Thẩm phán Chủ tọa phiênhọp thực hiện. Trường hợp một trong những thành viên của Hội đồng xét xử hoặcThẩm phán Chủ tọa phiên họp không thể thực hiện được việc sửa chữa, bổ sung thìviệc sửa chữa, bổ sung do Chánh án Tòa án thực hiện.

ChươngXII

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN DANH SÁCH CỬ TRI BẦU CỬĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, DANH SÁCH CỬ TRI BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, DANHSÁCH CỬ TRI TRƯNG CẦU Ý DÂN

Điều 198.Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án

Ngay sau khi nhận được đơn khởikiện về danh sách cử tri, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán thụ lý ngay vụán.

Điều 199.Thời hạn giải quyết vụ án

1. Trong thời hạn 02 ngày kể từngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án phải ra một trong cácquyết định sau đây:

a) Quyết định đưa vụ án ra xétxử;

b) Đình chỉ vụ án và trả lại đơnkhởi kiện.

2. Sau khi ra quyết định đưa vụán ra xét xử, Tòa án phải gửi ngay quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sátcùng cấp.

3. Trong thời hạn 02 ngày kể từngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.

Điều 200.Sự có mặt của đương sự, đại diện Viện kiểm sát

Đương sự, Kiểm sát viên Việnkiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xửvẫn tiến hành xét xử vụ án.

Điều 201.Áp dụng các quy định khác của Luật này

Các quy định khác của Luật nàyđược áp dụng để giải quyết vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cửtri trong trường hợp Chương này không quy định, trừ các quy định về hoãn phiêntòa, gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên tòa và cácquy định về thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 202.Hiệu lực của bản án, quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án

1. Bản án, quyết định đình chỉvụ án giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri có hiệu lực thi hành ngay.Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.

2. Tòa án phải gửi ngay bản án,quyết định đình chỉ vụ án cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

ChươngXIII

THỦ TỤC PHÚC THẨM

Mục 1. QUYĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM

Điều 203.Tính chất của xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa áncấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Điều 204.Người có quyền kháng cáo

Đương sự hoặc người đại diện hợppháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉviệc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩmgiải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 205.Đơn kháng cáo

1. Khi thực hiện quyền khángcáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.

Đơn kháng cáo phải có các nộidung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơnkháng cáo;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại,fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

c) Kháng cáo toàn bộ hoặc mộtphần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d) Lý do của việc kháng cáo vàyêu cầu của người kháng cáo;

đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ củangười kháng cáo.

2. Người kháng cáo là cá nhân cónăng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ có thể tự mình làm đơn kháng cáo.Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉcủa đương sự có kháng cáo; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự đóphải ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Người kháng cáo quy định tạikhoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khácđại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơnphải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền có kháng cáo; họ,tên, địa chỉ của đương sự ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền; đồng thời ởphần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểmchỉ.

4. Người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên,địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơquan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sựlà cơ quan, tổ chức; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theopháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp tổ chứckháng cáo là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanhnghiệp.

Trường hợp người đại diện theopháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện chocơ quan, tổ chức kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trongđơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền kháng cáo; tên,địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của ngườiđại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủyquyền; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phảiký tên hoặc điểm chỉ.

5. Người đại diện theo pháp luậtcủa đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thểtự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơnphải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉcủa đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; đồngthời ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người đại diện theopháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thìtại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉcủa người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của ngườiđại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự làngười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; đồng thời ở phần cuốiđơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

6. Việc ủy quyền quy định tạicác khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứngthực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sựchứng kiến của Thẩm phán hoặc người được

Chánh án Tòa án phân công. Trongvăn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủyquyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án củaTòa án cấp sơ thẩm.

7. Đơn kháng cáo phải được gửicho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Kèm theo đơnkháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minhcho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp đơn kháng cáo đượcgửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩmđể tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định tại Điều 216 của Luật này.

Điều 206.Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối vớibản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sựkhông có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chínhđáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêmyết.

Đối với trường hợp đương sự đãtham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chínhđáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối vớiquyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngàyquyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặcnơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.

3. Trường hợp đơn kháng cáo gửiqua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịchvụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bịtạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xácnhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Điều 207.Kiểm tra đơn kháng cáo

1. Sau khi nhận được đơn khángcáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quyđịnh tại Điều 205 của Luật này.

2. Trường hợp đơn kháng cáo quáhạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuấttrình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quáhạn là chính đáng.

3. Trường hợp đơn kháng cáo chưađúng quy định tại Điều 205 của Luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ngườikháng cáo làm lại đơn kháng cáo hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 05 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

4. Tòa án trả lại đơn kháng cáotrong các trường hợp sau đây:

a) Người kháng cáo không cóquyền kháng cáo;

b) Người kháng cáo không làm lạiđơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo mặc dù đã có yêu cầucủa Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Trường hợp quy định tại khoản2 Điều 209 của Luật này.

Điều 208.Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn

1. Kháng cáo quá thời hạn quyđịnh tại Điều 206 của Luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơnkháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trìnhcủa người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có)cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa áncấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩmphán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn có sựtham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn.Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiếnhành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứcó liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của đương sự kháng cáo quá hạn,đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết địnhtheo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn vàphải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòaán cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Viện kiểm sátcùng cấp và Tòa án cấp sơ thẩm; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc khángcáo quá hạn thì yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tạicác điều 209, 210 và 216 của Luật này.

Điều 209.Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm

1. Sau khi chấp nhận đơn khángcáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họnộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ khôngthuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm,người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biênlai thu tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiềntạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo.

Khi nhận biên lai thu tiền tạmứng án phí của người kháng cáo thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việcnhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp sau khi hết thời hạn10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng ánphí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng ánphí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người khángcáo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa ánphải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúcthẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xửlý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.

Điều 210.Thông báo về việc kháng cáo

1. Khi gửi hồ sơ vụ án và đơnkháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằngvăn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biếtvề việc kháng cáo.

2. Đương sự được thông báo vềviệc kháng cáo có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng cáocho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 211.Kháng nghị của Viện kiểm sát

Viện trưởng Viện kiểm sát cùngcấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ,quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa áncấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 212.Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát

1. Quyết định kháng nghị củaViện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

b) Tên của Viện kiểm sát raquyết định kháng nghị;

c) Kháng nghị toàn bộ hoặc mộtphần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d) Lý do và căn cứ của việckháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

đ) Họ, tên của người ký quyếtđịnh kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

2. Quyết định kháng nghị phảiđược gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị đểTòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 216 của Luật này.Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứngminh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 213.Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị đối vớibản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Việnkiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng nghị của Việnkiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trựctiếp là 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

3. Khi Tòa án nhận được quyếtđịnh kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạnquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Việnkiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 214.Thông báo về việc kháng nghị

1. Viện kiểm sát ra quyết địnhkháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đếnkháng nghị.

2. Người được thông báo về việckháng nghị có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị choTòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 215.Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

1. Phần của bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành,trừ trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay.

2. Bản án, quyết định hoặc phầncủa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghịthì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Điều 216.Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồsơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấpphúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị vàhết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thutiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Điều 217.Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơvụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòaán cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việckể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự vàViện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổngthông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩmthành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọaphiên tòa, phiên họp.

Điều 218.Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

1. Trường hợp chưa hết thời hạnkháng cáo theo quy định tại Điều 206 của Luật này thì người đã kháng cáo cóquyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáoban đầu.

Trường hợp chưa hết thời hạnkháng nghị theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì Viện kiểm sát đã khángnghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vikháng nghị ban đầu.

2. Trước khi bắt đầu phiên tòahoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung khángcáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung khángnghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thờihạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

3. Trước khi bắt đầu phiên tòahoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểmsát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rútkháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉxét xử phúc thẩm đối với phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáohoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩmtrước khi mở phiên tòa do Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòado Hội đồng xét xử quyết định.

4. Việc thay đổi, bổ sung, rútkháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửicho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sựvề việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị; thông báo cho Viện kiểmsát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự.

Việc thay đổi, bổ sung, rútkháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Điều 219.Bổ sung chứng cứ mới

1. Trước khi mở phiên tòa hoặctại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.

2. Tòa án cấp phúc thẩm tự mìnhhoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung.Tòa án có thể thực hiện ủy thác xác minh chứng cứ theo quy định tại Điều 92 củaLuật này.

Điều 220.Phạm vi xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xétlại phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghịhoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Điều 221.Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Trừ vụ án xét xử phúc thẩm theothủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử phúcthẩm được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra mộttrong các quyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩmvụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụán;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúcthẩm.

2. Đối với vụ án có tính chấtphức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thểquyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này,nhưng không được quá 30 ngày.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm;trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.

4. Quyết định đưa vụ án ra xétxử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liênquan đến kháng cáo, kháng nghị.

5. Trường hợp có quyết định tạmđình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đượctính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lựcpháp luật.

Điều 222.Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 253 của Luật này.

Điều 223.Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm và Thư ký phiên tòa

1. Phiên tòa chỉ được tiến hànhkhi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa.

2. Trường hợp có Thẩm phán vắngmặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyếttham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Thẩm phán vắng mặt hoặckhông thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án.

3. Trường hợp không có Thẩm phándự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điềunày thì phải hoãn phiên tòa.

4. Trường hợp Thư ký phiên tòavắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thếthì phải hoãn phiên tòa.

Điều 224.Sự có mặt của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được Việntrưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa. Hộiđồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trườnghợp Viện kiểm sát có kháng nghị.

2. Trường hợp Kiểm sát viên vắngmặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng có Kiểm sát viên dựkhuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên vắngmặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.

Điều 225.Sự có mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,người giám định, người phiên dịch và người làm chứng

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lầnthứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việckháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải cómặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Tòa án thông báo cho người khángcáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị vàngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lầnthứ hai, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc khángcáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt tạiphiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thìxử lý như sau:

a) Đối với người kháng cáo màkhông có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáovà Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyếtđịnh hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo của ngườikháng cáo vắng mặt;

b) Đối với người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

3. Sự có mặt của người làmchứng, người giám định, người phiên dịch trong phiên tòa phúc thẩm được thựchiện theo quy định tại các Điều 159, 160 và 161 của Luật này.

4. Trường hợp người tham gia tốtụng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúcthẩm xét xử vắng mặt họ.

Điều 226.Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệutập đương sự

1. Hội đồng xét xử phúc thẩmkhông phải mở phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

a) Xét kháng cáo, kháng nghị quáhạn;

b) Trường hợp quy định tại khoản2 Điều 209 của Luật này; xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí;

c) Xét kháng cáo, kháng nghịnhững quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

2. Trường hợp quy định tại khoản1 Điều này, Hội đồng xét xử không phải triệu tập đương sự, trừ trường hợp xétkháng cáo quá hạn quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này hoặc cần nghe ýkiến của họ. Nếu người được triệu tập vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiênhọp.

Điều 227.Giao nộp tài liệu, chứng cứ tại Tòa án cấp phúc thẩm

1. Đương sự được quyền giao nộpbổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trongnhững trường hợp sau đây:

a) Những tài liệu, chứng cứ màTòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì cólý do chính đáng;

b) Những tài liệu, chứng cứ màTòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biếtđược trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

2. Thủ tục giao nộp tài liệu,chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Luật này.

Điều 228.Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyếtđịnh tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xửphúc thẩm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy địnhtại Điều 141 và Điều 142 của Luật này.

2. Quyết định tạm đình chỉ xétxử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay.

3. Quyết định tạm đình chỉ phảiđược gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 229.Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại điểma khoản 1 Điều 143 của Luật này;

b) Trường hợp trả lại đơn khángcáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;

c) Người kháng cáo rút toàn bộkháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

d) Người kháng cáo được triệutập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xửvắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

đ) Các trường hợp khác mà phápluật có quy định.

2. Trường hợp người kháng cáorút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòaán cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán đượcphân công làm Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trongtrường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộkháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúcthẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong các trường hợp này, bảnán, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm raquyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

3. Trường hợp người kháng cáorút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồngxét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Việnkiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo,kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

4. Trường hợp Hội đồng xét xửđình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều này mà phát hiệnbản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải kiến nghị với Chánh án Tòa áncó thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

5. Quyết định đình chỉ phải đượcgửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 230.Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết vụán, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương V của Luật này.

Điều 231.Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát

1. Tòa án cấp phúc thẩm phảichuyển hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sátcùng cấp.

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ củaViện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thờihạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Điều 232.Hoãn phiên tòa phúc thẩm

1. Các trường hợp phải hoãnphiên tòa:

a) Các trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 161, khoản 3 và khoản 4 Điều 223, khoản 1 Điều 225 của Luật này;

b) Thành viên Hội đồng xét xử,Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có ngườithay thế ngay;

c) Người giám định bị thay đổi;

d) Cần phải xác minh, thu thậpbổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

2. Trường hợp hoãn phiên tòađược quy định tại khoản 2 Điều 159 và khoản 2 Điều 160 của Luật này.

3. Thời hạn hoãn phiên tòa vàquyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 163của Luật này.

Mục 2. THỦTỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Điều 233.Thủ tục xét xử phúc thẩm

1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa,thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, thủ tục công bố tài liệu, xem xét vậtchứng tại phiên tòa phúc thẩm, nghị án và tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản ánphúc thẩm được thực hiện tương tự thủ tục xét xử sơ thẩm theo quy định của Luậtnày.

2. Sau khi kết thúc thủ tục bắtđầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm côngbố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, khángnghị.

3. Chủ tọa phiên tòa hỏi về vấnđề sau đây:

a) Hỏi người khởi kiện có rútđơn khởi kiện hay không;

b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sátviên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không;

c) Hỏi đương sự có thống nhấtđược với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.

4. Trường hợp người kháng cáorút một phần kháng cáo, Kiểm sát viên rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấpnhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viênbổ sung nội dung mới không thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòaán không xem xét nội dung đó.

5. Việc hỏi đương sự, Kiểm sátviên về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa đượcChủ tọa phiên tòa thực hiện như sau:

a) Hỏi người khởi kiện có rútđơn khởi kiện hay không;

b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sátviên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không.

6. Trường hợp Viện kiểm sátkháng nghị thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sátđối với quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng nghị.

Điều 234.Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòaphúc thẩm

1. Trước khi mở phiên tòa hoặctại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xétxử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợpmà giải quyết như sau:

a) Người bị kiện không đồng ýthì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;

b) Đương sự đồng ý thì chấp nhậnviệc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyếtđịnh hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sựvẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phảichịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Hội đồng xét xửphúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyềnkhởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiệnvẫn còn.

Điều 235.Người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việccạnh tranh, dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện

1. Trường hợp người bị kiện sửađổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng,khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơquan, tổ chức, cá nhân và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì Hội đồngxét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;trong quyết định của bản án phải ghi rõ cam kết của đương sự để bảo đảm thihành án hành chính.

2. Trường hợp người bị kiện sửađổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng,khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện mà việc sửa đổi, hủy bỏ quyết địnhhành chính, dừng, khắc phục hành vi hành chính đó liên quan đến quyền, nghĩa vụcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và họ chưa được tham gia tố tụng tại cấp sơthẩm thì:

a) Nếu người khởi kiện rút đơnkhởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêucầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉgiải quyết vụ án. Trường hợp này cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụliên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việccạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện có quyền khởikiện vụ án hành chính theo thủ tục chung;

b) Nếu người khởi kiện không rútđơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậpkhông rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩmđể xét xử sơ thẩm lại. Trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm phải đưa cơ quan, tổchức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết địnhhành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nạivề quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chínhbị khởi kiện vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan.

Mục 3.TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Điều 236.Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

Nội dung và phương thức tranhtụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như quy định tại Điều 175 của Luậtnày.

Điều 237.Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

1. Trường hợp có đương sự vẫngiữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tạiphiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ củaviệc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp tất cả đương sự đềukháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khởi kiện kháng cáo và người khởi kiện; người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện kháng cáo và người bị kiện; ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quankháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Trường hợp chỉ có Viện kiểmsát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứcủa việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì đươngsự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sauđó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc khángnghị;

c) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ýkiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.

2. Trường hợp đương sự không cóngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự trình bày ý kiến vềnội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.

3. Tại phiên tòa phúc thẩm,đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Điều 238.Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Việc tạm ngừng phiên tòa phúcthẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 187 của Luật này.

Điều 239.Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm

1. Tại phiên tòa phúc thẩm,đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranhluận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiêntòa phúc thẩm.

2. Trình tự phát biểu khi tranhluận được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;

b) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;

c) Các đương sự đối đáp theo sựđiều khiển của Chủ tọa phiên tòa;

d) Khi xét thấy cần thiết, Hộiđồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đềcụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

3. Trình tự tranh luận đối vớikháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với khángnghị của Viện kiểm sát. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;

b) Kiểm sát viên phát biểu ýkiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,đương sự đã nêu.

4. Trường hợp đương sự không cóngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.

5. Trường hợp vắng mặt một trongcác bên đương sự và người tham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải côngbố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranhluận và đối đáp.

Điều 240.Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm

Sau khi những người tham gia tốtụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến củaViện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hànhchính ở giai đoạn phúc thẩm.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa,Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụán.

Điều 241.Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

1. Bác kháng cáo, kháng nghị vàgiữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bảnán sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong cáctrường hợp sau đây:

a) Việc chứng minh, thu thậpchứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;

b) Việc chứng minh, thu thậpchứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đãđược bổ sung đầy đủ.

3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyểnhồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạmnghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng màTòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.

4. Hủy bản án sơ thẩm và đìnhchỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong cáctrường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này.

5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm,nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã đượctriệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trường hợp này bản án sơ thẩmcó hiệu lực pháp luật.

6. Trường hợp cần phải yêu cầucơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính quy định tạikhoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa đểchờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòaán có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hànhchính đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thì cơquan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa ánbiết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhậnđược văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử cóquyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụán.

7. Trường hợp phát hiện văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấuhiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nướccấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đóthực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tạiĐiều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xửtạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giảiquyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.

Điều 242.Bản án phúc thẩm

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm rabản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bản án phúc thẩm gồm có:

a) Phần mở đầu;

b) Phần nội dung vụ án, khángcáo, kháng nghị và nhận định;

c) Phần quyết định.

3. Trong phần mở đầu phải ghi rõtên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngàytuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểmsát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của người khởi kiện,người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởikiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín;thời gian và địa điểm xét xử.

4. Trong phần nội dung vụ án,kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án phải căn cứ vào kết quảtranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá,nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết,xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa ánáp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyếtcác vấn đề khác có liên quan.

5. Trong phần quyết định phảighi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phảigiải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí sơthẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).

6. Khi xét xử lại vụ án mà bảnán, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm,tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theobản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy.

7. Bản án phúc thẩm có hiệu lựcpháp luật kể từ ngày tuyên án.

Điều 243.Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, khángnghị

1. Tòa án cấp phúc thẩm phải tổchức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.

2. Một thành viên Hội đồng xétxử phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dungquyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghịvà tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

3. Đương sự kháng cáo được mờitham gia phiên họp trình bày ý kiến về việc kháng cáo, nếu vắng mặt thì Hộiđồng xét xử vẫn tiến hành phiên họp.

4. Kiểm sát viên Viện kiểm sátcùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyếtkháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hộiđồng xét xử quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trườnghợp Viện kiểm sát có kháng nghị.

5. Khi xem xét quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm cóquyền:

a) Giữ nguyên quyết định của Tòaán cấp sơ thẩm;

b) Sửa quyết định của Tòa án cấpsơ thẩm;

c) Hủy quyết định của Tòa án cấpsơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụán.

6. Quyết định phúc thẩm có hiệulực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Điều 244.Gửi bản án, quyết định phúc thẩm

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án,quyết định phúc thẩm cho các đương sự, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụán ở cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩmquyền và cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.

2. Bản án phúc thẩm được Tòa áncấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bảnán của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này.

ChươngXIV

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC RÚT GỌN TẠITÒA ÁN

Mục 1. GIẢIQUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

Điều 245.Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

1. Thủ tục rút gọn trong tố tụnghành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quyđịnh của Luật này nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giảiquyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúngpháp luật.

2. Tòa án áp dụng những quy địnhcủa Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Luật này không tráivới những quy định của Chương này để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

3. Trường hợp luật khác có quyđịnh về khiếu kiện hành chính áp dụng thủ tục rút gọn thì thực hiện theo quyđịnh của Luật này.

Điều 246.Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

1. Vụ án được giải quyết theothủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Vụ án có tình tiết đơn giản,tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòaán không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Các đương sự đều có địa chỉnơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

c) Không có đương sự cư trú ởnước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ởViệt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Trong quá trình giải quyết vụán theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theothủ tục thông thường nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Phát sinh các tình tiết mớimà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu,chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

b) Cần phải định giá tài sản nếucác đương sự không thống nhất về giá;

c) Cần phải áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời;

d) Phát sinh người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan;

đ) Phát sinh yêu cầu độc lập;

e) Phát sinh đương sự cư trú ởnước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp chuyển vụ án sanggiải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đượctính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tụcthông thường.

Điều 247.Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 125 của Luật này thì Thẩm phán đượcphân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủtục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyếtđịnh.

2. Quyết định đưa vụ án ra giảiquyết theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Vụ án được đưa ra giải quyếttheo thủ tục rút gọn;

d) Tên, địa chỉ; số fax, thưđiện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan;

đ) Họ, tên Thẩm phán, Thư kýphiên tòa, Kiểm sát viên; họ, tên Thẩm phán, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

e) Ngày, giờ, tháng, năm, địađiểm mở phiên tòa;

g) Xét xử công khai hoặc xét xửkín;

h) Họ, tên những người đượctriệu tập tham gia phiên tòa.

3. Quyết định đưa vụ án ra giảiquyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấpcùng hồ sơ vụ án ngay sau khi ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ áncho Tòa án.

Điều 248.Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ ánra giải quyết theo thủ tục rút gọn

1. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rútgọn của Tòa án, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyềnkiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.

2. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra giảiquyết theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết địnhsau đây:

a) Giữ nguyên quyết định đưa vụán ra giải quyết theo thủ tục rút gọn;

b) Hủy quyết định đưa vụ án ragiải quyết theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tụcthông thường.

3. Quyết định giải quyết khiếunại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửingay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 249.Phiên tòa theo thủ tục rút gọn

1. Việc xét xử sơ thẩm vụ ánhành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.

2. Thẩm phán tiến hành thủ tụckhai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 169 của Luật này.

3. Sau khi khai mạc phiên tòa,Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại đượctheo quy định tại Điều 135 của Luật này. Trường hợp đương sự thống nhất đượcvới nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành vàra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 củaLuật này. Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyếtvụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.

Việc trình bày, tranh luận, đốiđáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy địnhtại Mục 3 Chương XI của Luật này.

4. Trường hợp tại phiên tòa màphát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này làm cho vụán không còn đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét,quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường và thời hạnchuẩn bị xét xử được tính lại theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.

Điều 250.Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn

1. Bản án, quyết định sơ thẩmcủa Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòaán cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục rút gọn phúc thẩm.

2. Bản án, quyết định theo thủtục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quyđịnh của Luật này.

Mục 2. GIẢIQUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM

Điều 251.Thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn

1. Thời hạn kháng cáo đối vớibản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày kể từngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạnkháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết.

2. Thời hạn kháng nghị đối vớibản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểmsát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từngày nhận được bản án, quyết định.

Điều 252.Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong cácquyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩmvụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụán;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúcthẩm.

2. Quyết định đưa vụ án ra xétxử phúc thẩm phải có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 247 của Luật này.

3. Quyết định đưa vụ án ra xétxử phúc thẩm phải được gửi cho những người có liên quan đến kháng cáo, khángnghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồsơ vụ án cho Tòa án.

Trường hợp Tòa án ra quyết địnhchuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định tại khoản2 Điều 246 của Luật này thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.

4. Trường hợp có quyết định tạmđình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đượctính lại kể từ ngày quyết định hủy bỏ, quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa áncó hiệu lực pháp luật.

Điều 253.Thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm giải quyếttheo thủ tục rút gọn bị kháng cáo, kháng nghị

1. Việc xét xử phúc thẩm vụ ánhành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện. Trong thời hạn 15ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải mở phiên tòaphúc thẩm.

2. Phiên tòa có mặt các đươngsự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thìHội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có khángnghị phúc thẩm.

Trường hợp đương sự đã đượctriệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã có đơn xin xétxử vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.

3. Thẩm phán trình bày tóm tắtnội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung củakháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

4. Người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo,kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyếtvụ án.

5. Sau khi kết thúc việc tranhluận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuântheo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúcthẩm.

6. Khi xem xét bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có các quyềnsau đây:

a) Giữ nguyên bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp sơ thẩm;

b) Sửa bản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm;

c) Hủy bản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyếtlại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủcác điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đìnhchỉ giải quyết vụ án;

đ) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vàgiữ nguyên bản án sơ thẩm.

7. Bản án, quyết định phúc thẩmcó hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.

Chương XV

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Điều 254.Tính chất của giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốcthẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 255 của Luật này.

Điều 255.Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có mộttrong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyếtđịnh không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủtục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng củamình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quyđịnh của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụngpháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2. Người có thẩm quyền khángnghị quy định tại Điều 260 của Luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòaán đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1Điều này và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 củaLuật này, trừ trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần thiết phải có đơn đềnghị.

Điều 256.Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tụcgiám đốc thẩm

1. Trong thời hạn 01 năm kể từngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có mộttrong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì đương sự cóquyền đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị quy địnhtại Điều 260 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểmsát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có một trong các căn cứ quyđịnh tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải thông báo bằng văn bản chonhững người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này.

3. Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiếnnghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tốicao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có một trong các căn cứ quy định tạikhoản 1 Điều 255 của Luật này.

Điều 257.Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theothủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị phải có các nộidung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đềnghị;

b) Tên, địa chỉ của người đềnghị;

c) Tên bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do và căn cứ đề nghị, yêucầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phảiký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợppháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trườnghợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiệntheo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Người đề nghị phải gửi đơnkèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tài liệu,chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ.

3. Đơn đề nghị và tài liệu,chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmquy định tại Điều 260 của Luật này.

Điều 258.Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhậnđơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi quadịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơncho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Việnkiểm sát hoặc ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp nhận được thông báo,kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều256 của Luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý để giải quyết.

2. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lýđơn đề nghị khi có đủ nội dung và tài liệu kèm theo quy định tại Điều 257 củaLuật này. Tòa án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn vàtài liệu trong trường hợp chưa đầy đủ. Trường hợp đương sự không thực hiện theoyêu cầu bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản trả lại đơn đềnghị cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.

3. Người có thẩm quyền khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiêncứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo người có thẩm quyền khángnghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng vănbản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối caophân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn,thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị.Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng vănbản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Điều 259.Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm

1. Đương sự được quyền cung cấptài liệu, chứng cứ cho Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét theo thủ tụcgiám đốc thẩm, nếu những tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm,Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưngđương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc những tài liệu, chứngcứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

2. Trong quá trình giải quyếtđơn đề nghị giám đốc thẩm, Tòa án, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu người có đơnbổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứcần thiết.

Điều 260.Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theothủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa ánnhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa ánkhác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theothủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa áncấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 261.Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

1. Người có thẩm quyền khángnghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền hoãn thihành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.Thời hạn hoãn không quá 03 tháng.

Đối với quyết định về phần dânsự trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án thì người có thẩm quyền khángnghị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy địnhcủa pháp luật về thi hành án dân sự.

2. Người đã kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyếtđịnh tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giámđốc thẩm.

Điều 262.Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

Quyết định kháng nghị giám đốcthẩm phải có các nội dung chính sau đây:

1. Số, ngày, tháng, năm củaquyết định kháng nghị.

2. Chức vụ của người ra quyếtđịnh kháng nghị.

3. Số, ngày, tháng, năm của bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

4. Phần quyết định của bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

5. Nhận xét, phân tích những viphạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

6. Căn cứ pháp luật để quyếtđịnh kháng nghị.

7. Quyết định kháng nghị mộtphần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

8. Tên của Tòa án có thẩm quyềngiám đốc thẩm vụ án đó.

9. Đề nghị của người kháng nghị.

Điều 263.Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kểtừ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Thời hạn kháng nghị phần dânsự trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 264.Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Quyết định kháng nghị giámđốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật bị kháng nghị, đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền vànhững người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyếtđịnh kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát nghiêncứu và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

3. Trường hợp Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khángnghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giámđốc thẩm.

4. Trường hợp Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòaán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 260 của Luật này thì có quyền giao choTòa án nhân dân cấp cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm.

Điều 265.Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

1. Người đã kháng nghị giám đốcthẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạnkháng nghị quy định tại Điều 263 của Luật này.

2. Trước khi mở phiên tòa hoặctại phiên tòa, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị. Việc rút kháng nghịtrước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và được gửi theo quy địnhtại Điều 264 của Luật này. Việc rút kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vàobiên bản phiên tòa và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xétxử giám đốc thẩm.

Điều 266.Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòaán cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị khángnghị như sau:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán đối vớibản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện có hiệu lực pháp luậtbị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòaán nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa áncó hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng có tính chấtphức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấpcao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán nhưng không đạtđược sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụán.

2. Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán đốivới bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm;

b) Toàn thể Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có hiệulực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặcbản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xửgiám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán nhưng không đạt được sựthống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

3. Những vụ án phức tạp quy địnhtại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này là những vụ án thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

a) Quy định của pháp luật về vấnđề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thốngnhất;

b) Việc đánh giá chứng cứ, ápdụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;

c) Việc giải quyết vụ án liênquan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợpquy định tại khoản 1 Điều này. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyếtđịnh việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản2 Điều này.

5. Trường hợp những bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính cùng thuộcthẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối caothì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

Điều 267.Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phảicó sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Khi xét thấy cần thiết, Tòaán triệu tập đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc khángnghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa thìHội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.

Điều 268.Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 60 ngày kể từngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốcthẩm phải mở phiên tòa.

Điều 269.Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

Chánh án Tòa án phân công mộtThẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắtnội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của khángnghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giámđốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Điều 270.Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm

1. Sau khi chủ tọa khai mạcphiên tòa, một thành viên của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắtnội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của khángnghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thìđại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.

2. Đương sự, người đại diện hợppháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tốtụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến vềnhững vấn đề mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặtnhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ýkiến của họ.

3. Đại diện Viện kiểm sát phátbiểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa,Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụán.

4. Các thành viên của Hội đồngxét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốcthẩm nghị án, biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyếtđịnh về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiệntheo các nguyên tắc quy định tại Điều 191 của Luật này.

5. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 266 của Luật này thìquyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồngbiểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy địnhtại điểm b khoản 1 Điều 266 của Luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủyban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thànhviên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thànhviên biểu quyết tán thành.

6. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 266 của Luật này thìquyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồngbiểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 266 của Luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng sốthành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổngsố thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 271.Phạm vi giám đốc thẩm

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩmchỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bịkháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩmcó quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến nội dung kháng nghị, nếuphần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

Điều 272.Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị vàgiữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng phápluật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.

3. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.

4. Hủy bản án, quyết định củaTòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án.

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bảnán, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 273.Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bảnán, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm raquyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữnguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đãbị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ, sửa đổimột phần hoặc toàn bộ.

Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốcthẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 274.Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩmlại hoặc xét xử phúc thẩm lại

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm raquyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xétxử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ vàchứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định tại Chương VI củaLuật này.

2. Kết luận trong bản án, quyếtđịnh không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầmnghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

3. Thành phần của Hội đồng xétxử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạmnghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Điều 275.Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giảiquyết vụ án

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm raquyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉviệc giải quyết vụ án, nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cómột trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này. Tòa án cấpgiám đốc thẩm giao lại hồ sơ vụ án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm để trả lại đơnkhởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, nếu có yêu cầu.

Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốcthẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 276.Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩmra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài liệu, chứng cứ trong hồsơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;

b) Việc sửa bản án, quyết địnhbị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhânkhác.

2. Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốcthẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 277.Quyết định giám đốc thẩm

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩmra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quyết định giám đốc thẩm phảicó các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểmmở phiên tòa;

b) Họ, tên các thành viên Hộiđồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy banThẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao thì ghi họ, tên, chức vụ của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên thamgia xét xử;

c) Họ, tên Thư ký phiên tòa,Kiểm sát viên tham gia phiên tòa;

d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa raxét xử giám đốc thẩm;

đ) Tên, địa chỉ của đương sựtrong vụ án;

e) Tóm tắt nội dung vụ án, phầnquyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

g) Quyết định kháng nghị, lý dokháng nghị;

h) Nhận định của Hội đồng xét xửgiám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấpnhận kháng nghị; lập luận của Hội đồng xử giám đốc thẩm về các vấn đề pháp lýđặt ra và được giải quyết trong vụ án (nếu có);

i) Điểm, khoản, điều của Luật tốtụng hành chính mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;

k) Quyết định của Hội đồng xétxử giám đốc thẩm.

3. Quyết định của Hội đồng xétxử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luậnđể làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giảithích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quyphạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

Điều 278.Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm

Quyết định giám đốc thẩm có hiệulực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định.

Điều 279.Gửi quyết định giám đốc thẩm

Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải gửi quyết địnhgiám đốc thẩm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:

1. Đương sự.

2. Tòa án ra bản án, quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, bị hủy, bị sửa.

3. Viện kiểm sát cùng cấp vàViện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát thi hành án.

4. Cơ quan thi hành án dân sự cóthẩm quyền.

5. Cơ quan cấp trên trực tiếp củangười bị kiện.

6. Quyết định giám đốc thẩm đượcTòa án cấp giám đốc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếucó), trừ quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 96của Luật này.

ChươngXVI

THỦ TỤC TÁI THẨM

Điều 280.Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiếtmới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết địnhmà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Điều 281.Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đãcó hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trongnhững căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiếtquan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trìnhgiải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luậncủa người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc cógiả mạo chứng cứ;

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định của Tòa ánhoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụán đã bị hủy bỏ.

Điều 282.Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

1. Đương sự hoặc cơ quan, tổchức, cá nhân khác khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghịbằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 283 của Luậtnày để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

2. Trường hợp phát hiện tìnhtiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho nhữngngười có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 283 của Luật này.

3. Trường hợp phát hiện tìnhtiết mới của vụ án, Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiến nghị với Chánh án Tòa án nhândân cấp cao hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dâncấp cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kháng nghịtheo thủ tục tái thẩm.

Điều 283.Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theothủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhândân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khixét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theothủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấptỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3. Người đã kháng nghị bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hànhbản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Điều 284.Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Thời hạn kháng nghị theo thủ tụctái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứđể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 281 của Luật này.

Điều 285.Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị vàgiữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định.

3. Hủy bản án, quyết định củaTòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Điều 286.Áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thẩm quyền,thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theoquy định của Luật này.

ChươngXVII

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNGTHẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 287.Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao

1. Quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nộidung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự khôngbiết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của Ủy banthường vụ Quốc hội;

b) Theo kiến nghị của Ủy ban tưpháp của Quốc hội;

c) Theo kiến nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Theo đề nghị của Chánh án Tòaán nhân dân tối cao.

2. Trường hợp có yêu cầu của Ủyban thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáoHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp có kiến nghị củaỦy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát hiện vi phạm,tình tiết quan trọng mới thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệmbáo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghịđó.

Trường hợp nhất trí với kiếnnghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao Chánh án Tòa án nhân dântối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bảnvà nêu rõ lý do.

4. Phiên họp của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3Điều này phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 288.Gửi văn bản, hồ sơ vụ án, thông báo liên quan đến thủ tục xem xét lại quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Sau khi nhận được yêu cầu của Ủyban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc sau khiChánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 287của Luật này, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối caobản sao văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Việnkiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họpxem xét kiến nghị, đề nghị theo quy định tại Điều 291 của Luật này. Trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối caophải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 289.Thời hạn mở phiên họp và thông báo mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dântối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phảimở phiên họp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dântối cao theo quy định tại khoản 3 Điều 287 của Luật này.

2. Tòa án nhân dân tối cao thôngbáo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian mởphiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3 Điều 287 của Luậtnày.

Điều 290.Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đểxem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dântối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luật này.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp củaQuốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

Điều 291.Trình tự tiến hành phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đểxem xét kiến nghị, đề nghị

1. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án

2. Đại diện Ủy ban tư pháp củaQuốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dântối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau đây:

a) Nội dung, căn cứ của việckiến nghị, đề nghị;

b) Phân tích đánh giá các tìnhtiết của vụ án, chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc viphạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao hoặc có tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nộidung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp xem xét kiến nghịcủa Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhândân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểmvà lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

Ý kiến phát biểu của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tốicao trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc khôngnhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao.

5. Trường hợp nhất trí kiến nghịcủa Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc mở phiên họp để xem xét lại quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời giao cho Chánhán Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ báo cáo Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp xem xét lại quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

6. Trường hợp không nhất tríkiến nghị, đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải thôngbáo bằng văn bản cho cơ quan, cá nhân quy định tại Điều 292 của Luật này và nêurõ lý do.

7. Mọi diễn biến tại phiên họpxem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp phảiđược ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.

Điều 292.Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết địnhcủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết địnhcủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban tư phápcủa Quốc hội văn bản thông báo việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caonhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 293.Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Trường hợp có yêu cầu của Ủyban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 291 của Luật này thì Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tàiliệu, chứng cứ trong trường hợp cần thiết.

2. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án,xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm rõ có hay không có vi phạm phápluật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nộidung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 294.Mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao

1. Trong thời hạn 04 tháng kể từngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định tại khoản 2Điều 287 của Luật này hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 291 của Luật này, Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp với sự tham gia của toànthể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tòa án nhân dân tối cao gửicho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian mở phiên họpxem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theohồ sơ vụ án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểmsát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 295.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp xem xét lại quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luậtnày và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng hoặc tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụán.

2. Ý kiến phát biểu của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dântối cao trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.

Điều 296.Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao

1. Sau khi nghe Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có),Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặccó tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lựccủa Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quantrọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trườnghợp mà quyết định như sau:

a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếuyêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chínhtrái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quannhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;

c) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơquan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vihành chính trái pháp luật;

d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện,tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầucơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;

đ) Chấp nhận một phần hoặc toànbộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan,người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;

e) Xác định trách nhiệm bồithường đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điềunày, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vihành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòaán nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗivô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàngiá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

g) Kiến nghị với cơ quan nhànước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xéttrách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nướctrong trường hợp cố ý vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ quan,tổ chức, cá nhân.

2. Quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viêncủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Điều 297.Thông báo kết quả phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xétlại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Trong thời hạn 30 ngày kể từngày Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định quy định tạikhoản 1 Điều 296 của Luật này thì Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Ủyban thường vụ Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Tòa án đã giải quyết vụ án và các đương sự.

ChươngXVIII

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CÓ YẾU TỐ NƯỚCNGOÀI

Điều 298.Nguyên tắc áp dụng

1. Chương này quy định thủ tụcgiải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trong Chương nàykhông có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Luật nàyđể giải quyết.

2. Vụ án hành chính có yếu tốnước ngoài là vụ án hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có đương sự là người nướcngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan,tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tạiViệt Nam;

b) Có đương sự là công dân ViệtNam cư trú ở nước ngoài;

c) Việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài;

d) Có liên quan đến tài sản ởnước ngoài.

Điều 299.Quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, chi nhánh,văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quanđại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

1. Người nước ngoài, cơ quan, tổchức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài,tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyềnkhởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu xem xét lại quyết định hành chính,hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái phápluật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Khi tham gia tố tụng hànhchính, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện củacơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốctế tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức ViệtNam.

3. Nhà nước Việt Nam có thể ápdụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng hành chính tương ứng củangười nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diệncủa cơ quan, tổ chức nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại ViệtNam mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng hành chính đối với công dânViệt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan,tổ chức Việt Nam tại nước ngoài.

Điều 300.Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chínhcủa người nước ngoài

1. Năng lực pháp luật tố tụnghành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của người nước ngoài được xácđịnh như sau:

a) Theo pháp luật của nước mà ngườinước ngoài có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịchthì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú. Nếu người không quốc tịchthường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam;

b) Theo pháp luật của nước nơingười nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốctịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cónhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thìtheo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dàinhất;

c) Theo pháp luật Việt Nam nếungười nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong các quốc tịch đó là quốc tịchViệt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài có thể đượccông nhận có năng lực hành vi tố tụng hành chính tại Tòa án Việt Nam, nếu theoquy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng hànhchính, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tốtụng hành chính.

Điều 301.Năng lực pháp luật tố tụng hành chính của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chinhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơquan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

1. Năng lực pháp luật tố tụnghành chính của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật củanước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập.

Năng lực pháp luật tố tụng hànhchính của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài tạiViệt Nam được xác định theo pháp luật Việt Nam.

2. Năng lực pháp luật tố tụnghành chính của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xácđịnh trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chếhoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và tổ chức quốc tế đó cùng là thành viên.

Trường hợp tổ chức quốc tế tuyênbố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng hành chínhcủa tổ chức quốc tế đó được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 302.Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổchức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài,tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Đương sự là người nước ngoài, cơquan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Namtham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 303.Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ởnước ngoài

1. Tòa án thực hiện việc tốngđạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sauđây:

a) Theo phương thức được quyđịnh tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Theo đường ngoại giao đối vớiđương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưacùng là thành viên của điều ước quốc tế;

c) Theo đường dịch vụ bưu chínhđến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nướcđó đồng ý với phương thức tống đạt này;

d) Theo đường dịch vụ bưu chínhđến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đểtống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

đ) Đối với cơ quan, tổ chức nướcngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thểđược thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quyđịnh của Luật này;

e) Theo đường dịch vụ bưu chínhcho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam củađương sự ở nước ngoài.

2. Các phương thức tống đạt quyđịnh tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật vềtương trợ tư pháp.

3. Trường hợp các phương thứctống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa ántiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cưtrú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày và thông báotrên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơquan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợpcần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đàiphát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Điều 304.Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa

1. Tòa án phải gửi thông báo thụlý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại (gọi tắt là phiên họp), mở lạiphiên họp, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụviệc cho đương sự ở nước ngoài.

2. Thời hạn mở phiên họp, phiêntòa được xác định như sau:

a) Phiên họp phải được mở sớmnhất là 04 tháng và chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụlý vụ án. Ngày mở lại phiên họp (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họpchậm nhất là 30 ngày;

b) Phiên tòa phải được mở sớmnhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụlý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòachậm nhất là 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 305 của Luậtnày.

Điều 305.Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài

Khi nhận được kết quả tống đạtvà kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa ánxử lý như sau:

1. Không mở phiên họp khi đãnhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tạikhoản 1 Điều 303 của Luật này và đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tàiliệu, chứng cứ và vụ án hành chính thuộc trường hợp không đối thoại được quyđịnh tại Điều 135 của Luật này.

2. Hoãn phiên họp nếu đã nhậnđược thông báo về việc tống đạt đã hoàn thành nhưng đến ngày mở phiên họp màTòa án vẫn không nhận được lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự và họkhông đề nghị được vắng mặt tại phiên họp. Nếu đến ngày mở lại phiên họp màđương sự ở nước ngoài vẫn vắng mặt thì Tòa án xác định đây là trường hợp khôngtiến hành đối thoại được.

3. Tòa án hoãn phiên tòa trongcác trường hợp sau đây:

a) Đương sự ở nước ngoài có đơnđề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;

b) Đương sự ở nước ngoài vắngmặt tại phiên tòa lần thứ nhất, trừ trường hợp họ có đơn xin xét xử vắng mặt.

4. Tòa án không nhận được vănbản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ củađương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không cómặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ thì Tòa án hoãn phiên tòa.

Ngay sau khi hoãn phiên tòa thìTòa án có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp hoặc cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thông báo về việc thực hiện tống đạt vănbản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án thựchiện việc tống đạt thông qua các cơ quan này theo một trong các phương thức quyđịnh tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 303 của Luật này.

Trong thời hạn 30 ngày kể từngày nhận được văn bản của Tòa án, cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho Tòa án về kết quả thực hiệnviệc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày kể từngày Bộ Tư pháp nhận được văn bản của Tòa án, Bộ Tư pháp phải có văn bản đềnghị cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trả lời về kết quả thực hiện ủy thác tưpháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài gửi về thìBộ Tư pháp phải trả lời cho Tòa án.

Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngàychuyển văn bản của Tòa án cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài mà không nhậnđược văn bản trả lời thì Bộ Tư pháp phải thông báo cho Tòa án biết để làm căncứ giải quyết vụ án.

5. Tòa án xét xử vắng mặt đươngsự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Tòa án đã nhận được kết quảtống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 303của Luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đươngsự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;

b) Tòa án không nhận được thôngbáo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quảthực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài;

c) Tòa án đã thực hiện các biệnpháp quy định tại khoản 3 Điều 303 của Luật này.

Điều 306.Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặcxác nhận hoặc do cá nhân cư trú ở nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam qua dịchvụ bưu chính

1. Tòa án Việt Nam công nhậngiấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặcxác nhận trong những trường hợp sau đây:

a) Giấy tờ, tài liệu và bản dịchtiếng Việt có công chứng, chứng thực đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy tờ, tài liệu đó đượcmiễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tòa án Việt Nam công nhậnnhững giấy tờ, tài liệu do cá nhân cư trú ở nước ngoài lập trong các trường hợpsau đây:

a) Giấy tờ, tài liệu được lậpbằng tiếng nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợppháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Giấy tờ, tài liệu được lập ởnước ngoài được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước ngoàivà đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy tờ tài liệu do công dânViệt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ ký của người lập giấy tờ, tàiliệu đó đã được chứng thực theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

Điều 307.Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án hành chính có yếutố nước ngoài

1. Đương sự có mặt tại Việt Namcó quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn quy định tạiĐiều 206 của Luật này.

2. Đương sự cư trú ở nước ngoàikhông có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa ánlà 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngàybản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp Tòa án xét xử vắngmặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 305 của Luậtnày thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng kể từ ngày tuyên án.

Điều 308.Tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo vănbản tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài

Tòa án cấp phúc thẩm thực hiệnviệc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báovăn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo quy định tại các Điều 303, 304và 305 của Luật này.

ChươngXIX

THỦ TỤC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤÁN HÀNH CHÍNH

Điều 309.Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành

1. Bản án, quyết định hoặc phầnbản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theothủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa áncấp phúc thẩm.

3. Quyết định giám đốc thẩm hoặctái thẩm của Tòa án.

4. Quyết định theo thủ tục đặcbiệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 296 củaLuật này.

5. Quyết định áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.

Điều 310.Giải thích bản án, quyết định của Tòa án

1. Người được thi hành án, ngườiphải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bảnán, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằngvăn bản với Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4Điều 309 của Luật này giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đểthi hành.

2. Thẩm phán là Chủ tọa phiêntòa, phiên họp có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Tòa án. Trườnghợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệmgiải thích bản án, quyết định của Tòa án.

3. Việc giải thích bản án, quyếtđịnh của Tòa án phải căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên tòa, phiênhọp và biên bản nghị án.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án phải có văn bản giải thích và gửi cho cơquan, tổ chức, cá nhân đã được cấp, gửi bản án, quyết định theo quy định củaLuật này.

Điều 311.Thi hành bản án, quyết định của Tòa án

1. Việc thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án về vụ án hành chính quy định tại Điều 309 của Luật này đượcthực hiện như sau:

a) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính,quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyếtđịnh xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên đương sự phải tiếptục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cửtri theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyết định hoặc phầnquyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền vànghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để thi hành;

c) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì quyết định kỷ luật buộcthôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã raquyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, quyết định của Tòa án;

d) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật thìngười phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngàynhận được bản án, quyết định của Tòa án;

đ) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án tuyên bố hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luậtthì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định củapháp luật kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

e) Trường hợp bản án, quyết địnhcủa Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử trithì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khinhận được bản án, quyết định của Tòa án;

g) Trường hợp Tòa án ra quyếtđịnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người bị áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết định;

h) Quyết định về phần tài sảntrong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luậtvề thi hành án dân sự.

2. Thời hạn tự nguyện thi hànhán được xác định như sau:

a) Người phải thi hành án phảithi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều nàykể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

b) Người phải thi hành án phảithi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đkhoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết địnhcủa Tòa án.

Cơ quan phải thi hành bản án,quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản nàybằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùngcấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.

3. Quá thời hạn quy định tạikhoản 2 Điều này mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thihành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thihành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luậtnày.

Điều 312.Yêu cầu, quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án

1. Trong thời hạn 01 năm kể từngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà ngườiphải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyềngửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liênquan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án.

Trường hợp người yêu cầu thihành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng màkhông thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại kháchquan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.

2. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xétxử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thihành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủtrưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sátcùng cấp. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án cótrách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành ántheo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơquan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hànhán hành chính theo quyết định của Tòa án.

3. Chínhphủ quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xửlý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 313.Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính

1. Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; phối hợp vớiTòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lýnhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về côngtác thi hành án hành chính.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và cónhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quancó thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính;

b) Bảo đảm biên chế, cơ sở vậtchất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡngnghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật vềthi hành án hành chính;

d) Kiểm tra, thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính;

đ) Báo cáo Chính phủ về công tácthi hành án hành chính;

e) Xây dựng và tổ chức thực hiệnkế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính.

Điều 314.Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhânphải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết địnhbuộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xửphạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củaluật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyềnhạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 315.Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuântheo pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việcthi hành bản án, quyết định của Tòa án bảo đảm việc thi hành bản án, quyết địnhkịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Viện kiểm sát có quyền kiến nghịvới cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổchức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định củaTòa án.

Chương XX

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 316.Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa

1. Người có hành vi vi phạm nộiquy phiên tòa quy định tại Điều 153 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà có thể bị Chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtheo quy định của pháp luật.

2. Chủ tọa phiên tòa có quyền raquyết định buộc người vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này rời khỏi phòng xửán. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệtrật tự phiên tòa thi hành quyết định của Chủ tọa phiên tòa về việc buộc rờikhỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên tòa.

3. Trường hợp người vi phạm nộiquy phiên tòa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án có quyềnkhởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

4. Quy định tại Điều này cũngđược áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.

Điều 317.Xử lý hành vi xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe củanhững người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêucầu của Tòa án

Người có hành vi xúc phạm uy tíncủa Tòa án, danh dự, nhân phẩm của những người tiến hành tố tụng hoặc nhữngngười khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 318.Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án

Người nào có một trong các hànhvi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật,xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật:

1. Làm giả, hủy hoại chứng cứquan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án.

2. Từ chối khai báo, khai báogian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng.

3. Từ chối kết luận giám định hoặctừ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định saisự thật.

4. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộcngười khác ra làm chứng gian dối.

5. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặcbuộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan.

6. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặcbuộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúngnghĩa.

7. Cản trở người tiến hành tốtụng xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giámđịnh hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của Luật này.

8. Cố ý dịch sai sự thật.

9. Không cử người tham gia Hộiđồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không thamgia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.

Điều 319.Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

1. Người làm chứng, người phiêndịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòaán hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng vànếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặcgiải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp quy định tại khoản1 Điều này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiêntòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyếtđịnh dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định;họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cưtrú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

3. Cơ quan công an có nhiệm vụthi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyếtđịnh dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải chongười bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Điều 320.Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án

Người nào bằng ảnh hưởng củamình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thànhviên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ án không khách quan, khôngđúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xửphạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

Điều 321.Trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ ánhình sự

1. Trường hợp Tòa án khởi tố vụán hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 316 của Luật này thì trong thời hạn15 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sátcó thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ để chứng minh hànhvi phạm tội.

2. Viện kiểm sát có trách nhiệmxem xét, xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 322.Xử lý hành vi cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tốtụng của Tòa án

Người có một trong các hành visau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt viphạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật:

1. Không thực hiện việc cấp,giao, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòaán mà không có lý do chính đáng.

2. Hủy hoại văn bản tố tụng củaTòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt hoặc thông báo theo yêu cầu của Tòaán.

3. Giả mạo kết quả thực hiệnviệc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thựchiện.

4. Ngăn cản việc cấp, giao,nhận, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.

Điều 323.Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụngtheo yêu cầu của Tòa án

Người có hành vi đe dọa, hànhhung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cánhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 324.Xử lý hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án

Người có hành vi đưa tin sai sựthật nhằm cản trở Tòa án giải quyết vụ án thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

Điều 325.Xử lý hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định củaTòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhânkhông thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơquan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì bị xử phạt vi phạm hànhchính theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, người đứng đầu cơquan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này tùy theo mức độ vi phạm mà có thểbị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.

Điều 326.Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, xử phạt

Hình thức xử phạt, thẩm quyền,trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi cản trở hoạtđộng tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạmhành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

ChươngXXI

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 327.Quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, ngườitiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó làtrái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đối với bản án, quyết định sơthẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, khángnghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính banhành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chươngnày mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.

Điều 328.Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại

1. Người khiếu nại có các quyềnsau đây:

a) Tự mình hoặc thông qua ngườiđại diện hợp pháp khiếu nại;

b) Khiếu nại trong bất kỳ giaiđoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;

c) Rút khiếu nại trong bất kỳgiai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d) Được nhận văn bản trả lời vềviệc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Được khôi phục quyền, lợi íchhợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người khiếu nại có các nghĩavụ sau đây:

a) Khiếu nại đến đúng người cóthẩm quyền giải quyết;

b) Trình bày trung thực sự việc,cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệmtrước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

c) Không được lạm dụng quyềnkhiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;

d) Chấp hành quyết định, hành vicủa người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;

đ) Chấp hành quyết định giảiquyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 329.Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại

1. Người bị khiếu nại có cácquyền sau đây:

a) Được biết các căn cứ khiếunại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định,hành vi trong tố tụng bị khiếu nại;

b) Được nhận quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.

2. Người bị khiếu nại có cácnghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình về quyết định,hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệuliên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giảiquyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;

c) Bồi thường thiệt hại, bồihoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chínhtrái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 330.Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 10 ngàykể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụngmà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trường hợp có sự kiện bất khảkháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyềnkhiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bấtkhả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Điều 331.Hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại phải được thựchiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địachỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếunại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

Điều 332.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hànhtố tụng

1. Khiếu nại quyết định, hành vicủa người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư kýTòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chínhcó thẩm quyền giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định,hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếpcó thẩm quyền giải quyết.

2. Khiếu nại quyết định, hành vicủa người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát,Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Đối với khiếu nại quyết định,hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấptrên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

3. Khiếu nại quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Việntrưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

Điều 333.Thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nạilần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trườnghợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyếtkhiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạngiải quyết khiếu nại.

Điều 334.Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

1. Người giải quyết khiếu nạilần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giảiquyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyếtđịnh;

b) Tên, địa chỉ của người khiếunại, người bị khiếu nại;

c) Nội dung khiếu nại;

d) Kết quả xác minh nội dungkhiếu nại;

đ) Căn cứ pháp luật để giảiquyết khiếu nại;

e) Nội dung quyết định giảiquyết khiếu nại.

2. Quyết định giải quyết khiếunại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi choViện kiểm sát cùng cấp.

Điều 335.Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

1. Trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lầnđầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyềnkhiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

2. Đơn khiếu nại phải kèm theobản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.

3. Quyết định giải quyết khiếunại lần hai phải có các nội dung sau đây:

a) Nội dung quy định tại cácđiểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 334 của Luật này;

b) Kết quả giải quyết khiếu nạicủa người giải quyết khiếu nại lần đầu;

c) Kết luận về từng vấn đề cụthể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của ngườigiải quyết khiếu nại lần hai.

4. Quyết định giải quyết khiếunại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi choViện kiểm sát cùng cấp.

5. Quyết định giải quyết khiếunại lần hai có hiệu lực thi hành.

Điều 336.Giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính

Việc giải quyết khiếu nại vềhoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định củapháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 337.Người có quyền tố cáo

Cá nhân có quyền tố cáo với cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợiích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân.

Điều 338.Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sauđây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáovới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên,địa chỉ, bút tích của mình;

c) Yêu cầu được thông báo kếtquả giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụsau đây:

a) Trình bày trung thực về nộidung tố cáo;

b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ củamình;

c) Chịu trách nhiệm trước phápluật về việc tố cáo sai sự thật.

Điều 339.Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyềnsau đây:

a) Được thông báo về nội dung tốcáo;

b) Đưa ra bằng chứng để chứngminh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Được khôi phục quyền, lợi íchhợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việctố cáo không đúng gây ra;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

2. Người bị tố cáo có các nghĩavụ sau đây:

a) Giải trình về hành vi bị tốcáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định xử lýcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường thiệt hại, bồihoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật củamình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 340.Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm phápluật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nàothì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo làChánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thìChánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trựctiếp có trách nhiệm giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giảiquyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.

2. Tố cáo về hành vi vi phạmpháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tốtụng hình sự.

Điều 341.Thủ tục giải quyết tố cáo

Thủ tục giải quyết tố cáo đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 342.Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhậnvà giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; ápdụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm choquyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về quyết định của mình.

2. Người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giảiquyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bịxử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 343.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trongtố tụng hành chính

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chínhtheo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối vớiTòa án cùng cấp, Tòa án cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệmbảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao chủ trì phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chitiết Điều này.

ChươngXXII

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC

Mục 1. ÁNPHÍ, LỆ PHÍ

Điều 344.Tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí

1. Tiền tạm ứng án phí bao gồmtiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩmvà án phí phúc thẩm.

3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bảnsao bản án, quyết định, giấy tờ khác của Tòa án và khoản lệ phí khác mà luật cóquy định.

Điều 345.Xử lý tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí thu được

1. Toàn bộ án phí, lệ phí thuđược phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.

2. Tiền tạm ứng án phí được nộpcho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại khobạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.

3. Người đã nộp tiền tạm ứng ánphí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành, sốtiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp người đã nộp tiền tạmứng án phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án,quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí phảilàm thủ tục trả lại tiền cho họ.

4. Trường hợp việc giải quyết vụán hành chính bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi vụán được tiếp tục giải quyết.

Điều 346.Chế độ thu, chi trả tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí

Việc thu tiền tạm ứng án phí vàán phí, việc chi trả tiền tạm ứng án phí, việc thu tiền lệ phí được thực hiệntheo quy định của pháp luật.

Điều 347.Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí

Người khởi kiện và người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phảinộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phảinộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộptiền tạm ứng án phí.

Điều 348.Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm

1. Đương sự phải chịu án phí sơthẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễnnộp án phí hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Trước khi mở phiên tòa, Tòaán tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyếtvụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điềunày.

3. Trong vụ án có đương sự đượcmiễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mìnhphải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp vụ án bị tạm đìnhchỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án đượctiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

Điều 349.Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm

1. Đương sự kháng cáo phải nộpán phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơthẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúcthẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúcthẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo khôngphải nộp án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộpán phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúcthẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thìđương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp án phí đượcxác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.

Điều 350.Nghĩa vụ nộp lệ phí

Nghĩa vụ nộp lệ phí được xácđịnh tùy theo từng loại việc cụ thể và do luật quy định.

Điều 351.Quy định cụ thể về án phí, lệ phí

Căn cứ vào quy định của Luật phívà lệ phí và Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệphí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trườnghợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liênquan đến án phí, lệ phí Tòa án.

Mục 2. CÁCCHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC

Điều 352.Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

1. Tiền tạm ứng chi phí ủy tháctư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy tháctư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tàiliệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tưpháp có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính.

2. Chi phí ủy thác tư pháp là sốtiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theoquy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.

Điều 353.Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Người khởi kiện, người kháng cáotheo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chiphí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy tháctư pháp ra nước ngoài.

Điều 354.Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Trường hợp các đương sự không cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phíủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phí ủythác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ án của họ không được Tòaán chấp nhận.

2. Trường hợp đình chỉ giải quyếtvụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thìngười khởi kiện phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Trường hợp đình chỉ giải quyếtviệc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phíủy thác tư pháp ra nước ngoài;

3. Đối với các trường hợp đìnhchỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu phảichịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Điều 355.Xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

1. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thìngười phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trảcho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.

2. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiềntạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêmphần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tưpháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

Điều 356.Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và chi phí xem xét, thẩm địnhtại chỗ

1. Tiền tạm ứng chi phí xem xét,thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩmđịnh tại chỗ.

2. Chi phí xem xét, thẩm địnhtại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc xem xét, thẩmđịnh tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.

Điều 357.Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Người yêu cầu Tòa án xem xét,thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theoyêu cầu của Tòa án.

2. Trường hợp Tòa án xét thấy cầnthiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì người khởi kiện, người khángcáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tạichỗ.

Điều 358.Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Trường hợp các bên đương sự khôngcó thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chiphí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phíxem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp đình chỉ giảiquyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật nàythì đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trường hợp đình chỉ giải quyếtviệc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phíxem xét, thẩm định tại chỗ.

3. Đối với các trường hợp đìnhchỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu xem xét,thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Điều 359.Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

1. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét,thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theoquyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xemxét, thẩm định tại chỗ.

2. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm địnhtại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tạichỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đãnộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lạiphần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

Điều 360.Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

1. Tiền tạm ứng chi phí giámđịnh là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theoquyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.

2. Chi phí giám định là số tiềncần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tínhcăn cứ vào quy định của pháp luật.

Điều 361.Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

Trường hợp các đương sự không cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạmứng chi phí giám định được xác định như sau:

1. Người yêu cầu Tòa án trưngcầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

Trường hợp các đương sự yêu cầuTòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộpmột nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;

2. Trường hợp Tòa án xét thấycần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người khángcáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;

3. Đương sự, người kháng cáo đãyêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầutổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giámđịnh được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 362.Nghĩa vụ chịu chi phí giám định

Trường hợp các bên đương sựkhông có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụchịu chi phí giám định được xác định như sau:

1. Người yêu cầu Tòa án trưngcầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêucầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minhyêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối vớiphần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.

2. Người không chấp nhận yêu cầutrưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định,nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám địnhlà có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giámđịnh chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giámđịnh phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minhlà có căn cứ.

3. Trường hợp đình chỉ giảiquyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 củaLuật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.

Trường hợp đình chỉ giải quyếtviệc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chiphí giám định.

4. Trường hợp người tự mình yêucầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giámđịnh chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịuchi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám địnhcủa họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phầnyêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.

5. Đối với các trường hợp đìnhchỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưngcầu giám định phải chịu chi phí giám định.

Điều 363.Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp

1 Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịuchi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộptiền tạm ứng chi phí giám định.

2. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đãnộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu;nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trảlại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

Điều 364.Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản

1. Tiền tạm ứng chi phí định giátài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giátheo quyết định của Tòa án.

2. Chi phí định giá tài sản làsố tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho việc định giá tài sản và do Hội đồngđịnh giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

Điều 365.Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

Trường hợp các đương sự không cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phíđịnh giá tài sản được xác định như sau:

1. Người yêu cầu định giá tàisản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

2. Trường hợp các đương sự khôngthống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bênđương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp cónhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí địnhgiá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.

3. Trường hợp quy định tại khoản3 Điều 91 của Luật này thì người khởi kiện, người kháng cáo phải nộp tiền tạmứng chi phí định giá tài sản.

Điều 366.Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

Trường hợp các đương sự không cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phíđịnh giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phíđịnh giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp Tòa án ra quyếtđịnh định giá quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 của Luật này thì:

a) Đương sự phải chịu chi phíđịnh giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minhquyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giátài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa ánlà không có căn cứ.

3. Trường hợp đình chỉ giảiquyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 củaLuật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người khởi kiện phảichịu chi phí định giá tài sản.

Trường hợp đình chỉ giải quyếtviệc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1Điều 229 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì ngườikháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.

4. Các trường hợp đình chỉ giảiquyết vụ án khác theo quy định của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hànhđịnh giá thì người yêu cầu định giá phải chịu chi phí định giá tài sản.

5. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩmđịnh giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giátài sản quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.

Điều 367.Xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

1. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thìngười phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàntrả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

2. Trường hợp người đã nộp tiềntạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản, nếu sốtiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêmphần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thựctế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.

Điều 368.Chi phí cho người làm chứng

1. Chi phí hợp lý và thực tế chongười làm chứng do đương sự chịu.

2. Người đề nghị Tòa án triệutập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làmchứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị.Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đềnghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lậpvới yêu cầu của người đề nghị chịu.

Điều 369.Chi phí cho người phiên dịch, luật sư

1. Chi phí cho người phiên dịchlà khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ ánhành chính theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Chi phí cho luật sư là khoảntiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạmvi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.

3. Chi phí cho người phiên dịch,luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuậnkhác.

4. Trường hợp Tòa án yêu cầungười phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.

Điều 370.Quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác

Căn cứ vào quy định của Luậtnày, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ranước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tàisản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác doluật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giảiquyết vụ án.

ChươngXXIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 371.Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Luật này có liên quanđến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2017:

a) Quy định liên quan đến ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Quy định liên quan đến phápnhân là người đại diện, người giám hộ;

c) Quy định liên quan đến hộ giađình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân.

2. Luật tố tụng hành chính số64/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 372.Quy định chi tiết

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết các điều, khoản được giao trongLuật.

Luật này đã được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày25 tháng 11 năm 2015./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nguyễn Sinh Hùng

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật tố tụng hành chính năm 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề