Người lao động không được trả lương thì phải làm sao?

Posted on Tư vấn luật lao động 438 lượt xem

Nội dung câu hỏi:

Xin chào em tên là Hiệp đang làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian qua em với bạn em làm mà không được trả lương

how wage garnishment works lg 15662964355481701323906

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2019

Quy định của pháp luật về việc quy tắc trả lương

Theo Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương:

“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định”

Việc trả lương được quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó thì:

1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Khi người sử dụng lao động có hành vi không trả lương, hành vi này đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì vậy, người lao động có thể:

– Thực hiện việc khiếu nại lần đầu bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động yêu cầu giải quyết tiền lương trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày người lao động biết được hành vi không trả lương theo đúng thoả thuận của người sử dụng lao động.

– Thực hiện việc khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính khi người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý mà khiếu nại không được giải quyết.

– Người lao động cũng có thể đề nghị Hòa viên lao động thực hiện hòa giải.

– Trường hợp người sử dụng lao động vẫn không thực hiện trả lương (hòa giải không thành), người lao động có thể kiện người sử dụng lao động ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề