Những bất cập trong khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005

Luật Việt Phong xin cung cấp những bất cập trong khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài giúp khách hàng hiểu thêm:

Những bất cập trong khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Khoản 2 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 quy định: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”. Như vậy, một quyết định trọng tài sẽ được coi là quyết định của Trọng tài nước ngoài nếu thỏa mãn đồng thời hai dấu hiệu:

(1) quyết định đó được tuyên bởi “Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp” bất kể rằng quyết định đó được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam hay trong lãnh thổ Việt Nam;

(2) tranh chấp được giải quyết bởi quyết định đó “phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”. Tuy nhiên, cả hai dấu hiệu này đều có những điểm chưa thực sự hợp lý. Cụ thể như sau:

Đối với dấu hiệu thứ nhất, quyết định của Trọng tài nước ngoài là “quyết định được tuyên ở ngoài… hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài” vừa có điểm không rõ ràng, vừa không phù hợp với Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài 1958 (Công ước New York) mà Việt Nam đã gia nhập và thông lệ quốc tế vì những lý do sau đây:

Một là, khoản 2 Điều 342 BLTTDS không nêu ra bất cứ tiêu chí rõ ràng nào để xác định như thế nào là “quyết định… của Trọng tài nước ngoài”. Tuy nhiên tiêu chí quốc tịch không rõ ràng là việc xác định quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ dựa trên quốc tịch của chủ thể nào (Trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài?). Nếu dựa vào quốc tịch của Trọng tài viên, thì vướng mắc sẽ nảy sinh khi trong Hội đồng trọng tài vừa có Trọng tài viên là người Việt Nam, vừa có Trọng tài viên là người nước ngoài. Còn nếu dựa vào quốc tịch của cơ quan giải quyết tranh chấp thì rất khó xác định được quốc tịch của cơ quan này trong trường hợp Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad hoc).

Hai là, quy định như khoản 2 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 là không phù hợp với Công ước New York năm 1958 và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, tiêu chí cơ bản để xác định một quyết định của Trọng tài nước ngoài hay không là nơi ra quyết định trọng tài. Khoản 1 Điều I Công ước New York quy định “công ước này sẽ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên ở một quốc gia không phải là quốc gia nơi quyết định trọng tài được xin công nhận và cho thi hành”. Thông lệ này bắt nguồn từ một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, đó là, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài là luật pháp của quốc gia sở tại (lex arbitri), bất kể quốc tịch của Trọng tài viên và Hội đồng trọng tài, trừ phi luật pháp của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của quốc gia khác. Cơ sở của nguyên tắc này chính là nguyên tắc về chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự năm  2005, một quyết định trọng tài được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam lại không được coi là quyết định của Trọng tài nước ngoài nếu quyết định đó không do Trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài nước ngoài ban hành.

Trong khi đó, cũng theo khoản 2 Điều 342, quyết định trọng tài được tuyên bởi Trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam lại có thể được coi là quyết định của Trọng tài nước ngoài. Điều này là không hợp lý vì về nguyên tắc tố tụng trọng tài diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Trong các văn bản pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại của nước ta không hề có bất cứ quy định nào cho phép các bên tranh chấp được lựa chọn pháp luật nước ngoài làm luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (procedural law). 

Đối với dấu hiệu thứ hai, quyết định của Trọng tài nước ngoài không chỉ bao gồm những quyết định giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại mà còn cả những quyết định giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh, lao động cũng cần được xem xét lại. Cần nhắc lại rằng vào thời điểm mà BLTTDS được ban hành, đã có một số quyết định của Trọng tài nước ngoài bị Tòa án Việt Nam từ chối công nhận và cho thi hành với lý do tranh chấp không phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại. Nguyên nhân là vì, tại thời điểm đó, khái niệm quan hệ pháp luật thương mại thường được giải thích rất hẹp, trong phạm vi các hoạt động mua bán hàng hóa hoặc liên quan đến mua bán hàng hóa. Bởi vậy, có thể nói rằng đây là một sửa đổi tiến bộ của BLTTDS so với Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài 1995 vì nó đã mở rộng phạm vi các quyết định trọng tài được công nhận ở Việt Nam. Thế nhưng, với sự ban hành của Luật Thương mại 2005, thì việc sử dụng song song hai thuật ngữ “kinh doanh” và “thương mại” là rườm rà, không cần thiết và có thể gây hiểu nhầm rằng quan hệ pháp luật thương mại và quan hệ pháp luật kinh doanh là hoàn toàn khác biệt với nhau bởi lẽ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại thì bất kỳ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nào cũng được coi là hoạt động thương mại.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về Những bất cập trong khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Những bất cập trong khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề