Phân tích mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây là tranh chấp phức tạp và được yêu cầu giải quyết giải quyết tại Tòa án. Trong thực tiễn, hòa giải đang trở thành xu hướng giải quyết các mâu thuẫn cũng như vậy đối với hòa giải tranh chấp đất đai cũng đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy nên, Luật Việt Phong xin chia sẻ những kiến thức liên quan về mục đích và ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai.
Căn cứ pháp luật:
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai
– Nghị định 148/2020/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai
hoa giai tranh chap 1
Luật sư tư vấn:
1. Hòa giải tranh chấp đất đai 

Khái niệm tranh chấp đất đai được căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”
Khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai nhưng không muốn đưa vụ việc lên Tòa án thì các bên tham gia hợp đồng có thể tìm đến hình thức hòa giải tranh chấp để có thể bảo đảm bí mật và bảo đảm uy tín cá nhân hay doanh nghiệp của mình. 
Hòa giải được diễn ra bằng sự thương lượng của các bên thông qua người thứ ba. Các bên thỏa thuận, nhượng bộ hoặc nhờ người thứ ba thuyết phục các bên để giải quyết vấn đề tranh chấp. Người trung gian có vị thế độc lập, không liên quan đến quyền và lợi ích của các bên, đồng thời là người được các bên tin tưởng để có thể hòa giải. Tuy vậy, người trung gian không có quyền định đoạt hay quyết định vấn đề cho các bên. Các bên cam kết thực hiện, bảo đảm thực hiện đều phụ thuộc vào ý chí và sự tự nguyện của các bên.
Nếu hòa giải tranh chấp thành công thì các bên sẽ giữ được mối quan hệ lành mạnh, hòa hợp và tránh việc các bên tốn thời gian và tiền bạc cũng như danh tiếng, uy tín nếu việc tranh chấp được đưa ra Tòa án.
2. Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai 

Mục đích đầu tiên để giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể về đất đai qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho các bên mà không cần có sự can thiệt của Tòa án. Vận dụng những quy định liên quan để giải quyết vấn đề thể hiện tầm quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý đất đai.
Dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất của các bên về các vấn đề mâu thuẫn thông qua bên trung gian để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp mà không làm tổn hại đến quan hệ của các bên liên quan.
3. Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai

Khi tranh chấp đất đai được giải quyết thành công thông qua hòa giải thì việc giải quyết tranh chấp đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xây dựng sự đồng thuận giữa tất cả các bên và hạn chế chi phí và rắc rối. 
Hòa giải giúp các bên liên quan tăng cường hiểu biết và thông cảm, không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa các bên. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải, quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, giảm chi phí và thời gian. 
Hòa giải còn là cách thức thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp của chính mình. Qua đó, thể hiện tính dân chủ được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Khi hòa giải tranh chấp đất được thực hiện, các bên không chỉ dựa trên những quy tắc pháp luật mà còn là những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Thể hiện tư tưởng văn hóa, xã hội của dân tộc ta. 
4. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai 

Căn cứ theo điều 88 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai chi tiết như sau:
“1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

Điều luật này đã được bổ sung theo Nghị định 148/2020/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai như sau:
“b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”
“5. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí cho hòa giải tranh chấp đất đai tại Điều này.”

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về mục đích và ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Đỗ Ngọc Huyền

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân tích mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề