Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có bị coi là tội phạm không?

Posted on Tư vấn luật hình sự 655 lượt xem

Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Theo quy định hiện hành về truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS), nhà làm luật đã loại trừ 1 số trường hợp sẽ không xử lý về mặt hình sự như:
  • Tình trạng không có năng lực trạch nhiệm hình sự, 
  • Sự kiện bất ngờ
  • Phòng vệ chính đáng 
  • Tình thế cấp thiết
  • Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội 
  • Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

Trong số đó, có 2 trường hợp được loại trừ TNHS dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định hành vi, vì nhiều điểm khá tương đồng về khách thể, hành vi và hậu quả đó là Phòng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết. Sau đây, Luật Việt Phong xin chia sẻ về một số điểm khác nhau của 2 sự kiện trên:

 

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Căn cứ pháp lý

Điều 22 BLHS 2015

Điều 23 BLHS 2015

Khái niệm

Phòng vệ chính
đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của
người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Tình thế cấp
thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa.

 

Không là tội
phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nguồn gây nguy hiểm

Xuất phát từ
lỗi cố ý xâm hại lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Rất đa dạng,
có thể xảy ra từ nhiều nguồn như các hiện tượng, sự việc hay hành vi của con
người xuất phát từ lỗi vô ý dẫn đến hậu quả

 

Điều kiện loại trừ TNHS

Cơ sở làm phát
sinh quyền phòng vệ chính đáng – đang xảy ra hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp.

Gây ra thiệt
hại cho chính chủ thể có hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp

 

Có sự nguy
hiểm thực tế gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp

Việc gây thiệt
hại là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích đang bị xâm hại

Thiệt hại gây
ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khác phục

Mục đích

Ngăn chặn hậu
quả có thể xảy ra từ chính hành vi xâm phạm

Làm giảm tối
đa hậu quả có thể xảy ra từ nguồn nguy hiểm

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề