Quy định pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề

Tóm tắt câu hỏi:

Quy định pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề

Cho tôi hỏi: hiện công ty tôi (công ty TNHH 2 thành viên) muốn thành lập một trung tâm dạy nghề, cụ thể là đào tạo lái xe ô tô thì có cần phải có đăng ky kinh doanh như thành lập một công ty hay không? Tôi là giám đốc Công ty TNHH và kiêm giám đốc trung tâm
– Luật sư có thể tư vấn thêm cho tôi về việc thành lập trung tâm dạy nghề được không?

Người gửi: Hoàng Văn Đạt (Hà Nội)

Quy định pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2014;

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;

– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGTVT năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2/ Quy định của pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã thành lập 1 công ty rồi nên bạn không cần phải thành lập công ty khác để đào tạo nghề nữa, cũng như không cần làm thủ tục đăng kí kinh doanh như thành lập 1 công ty nữa mà chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh đào tạo lái xe nếu như khi thành lập công ty, trong giấy phép đăng kí kinh doanh bạn chưa đăng kí ngành nghề này.

Sau khi xác nhận là công ty bạn đã đăng kí ngành nghề kinh doanh đào tạo lái xe thì bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đào tạo lái xe tại sở giao thông vận tải. Do cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải nên để được cấp Giấy phép đào tạo lái xe, cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, giáo viên, xe tập lái, sân tập lái, và tuyến đường tập lái đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. 

Căn cứ theo Điều 16 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGTVT năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về Thủ tục cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

b) Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong đó phải có nội dung dự kiến: Vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;

c) Văn bản xác nhận chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền tại địa phương về đất đai dùng để xây dựng cơ sở đào tạo.

2. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:

a) Trường hợp nếu Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

b) Căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô gửi tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận, Sở Giao thông vận tải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, lập 01 (một) bộ Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô, gửi Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ gồm:

a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải (bản sao chụp);

c) Quyết định thành lập cơ sở dạy nghề có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);

d) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của giáo viên (bản sao có chứng thực);

đ) Giấy đăng ký xe (bản sao có chứng thực), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy phép của xe tập lái (bản sao chụp).

4. Sở Giao thông vận tải xem xét Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:

a) Trường hợp Hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo. Mẫu biên bản kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 17a của Thông tư này;

c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.”

Về Hồ sơ xin cấp Giấy phép đào tạo lái xe : được lập thành 3 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và 1 bản lưu tại Cơ sở đào tạo bao gồm:
– Văn bản đề nghị của Cơ sở đào tạo

– Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải

– Văn bản chấp thuận chủ trương của Cục đường bộ Việt Nam

– Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe của Cơ sở đào tạo

– Hồ sơ giáo viên

– Hồ sơ xe tập lái

– Biên bản kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải

– Biên bản thẩm định xét cấp Giấy phép đào tạo của Đoàn kiểm tra do Cục đường bộ Việt Nam chủ trì
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép hoặc đề nghị Cục đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục đường bộ Việt Nam phải tổ chức thẩm định cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản hoặc nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quy định của pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về thành lập trung tâm dạy nghề
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề