Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình

Posted on Tư vấn luật lao động 465 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình

Chào các anh chị luật sư. Tôi năm nay đã 45 tuổi và đang có ý định đi làm giúp việc gia đình. Tuy nhiên, sức khỏe tôi không được tốt, không thể làm việc liên tục mà cần có thời gian nghỉ ngơi. Xin hỏi luật sư, pháp luật có quy định về vấn đề thời gian nghỉ ngơi của lao động giúp việc hay không? Cụ thể như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Người gửi: Ngô Thanh Hà (Nghệ An)

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bác! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bác công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bác như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;

2/ Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình

Căn cứ Điều 21 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động trong một ngày như sau:

“1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

2.Thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động”.

Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động quy định: “Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần; Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm”.

Như vậy, trường hợp bác làm công việc giúp việc gia đình thì thời giờ làm việc do bác và người lao động tự thỏa thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục trong một ngày khi bác làm giúp việc gia đình.

Việc nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định 27/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

Về nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận.

Về nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết:

+ Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

+ Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động. Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, trường hợp bác làm lao động giúp việc sẽ được nghỉ theo quy định pháp luật nêu trên về nghỉ theo tuần, nghỉ lễ tết. Nếu những ngày nghỉ theo quy định pháp luật trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì bác được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Khi nghỉ hằng năm, bác được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề