Xử lý hành vi trộm cắp tài sản với người dưới 12 tuổi

Posted on Tư vấn luật hành chính 628 lượt xem

Đứa trẻ gần nhà em dưới 12 tuổi. Ăn trộm tiền của nhà em 5 lần. Tổng giá trị hơn 2 triệu đồng. Vậy cho em hỏi đúea trẻ đó có phải đi trường giáo dưỡng không ạ?

Phương Tú

Căn cứ pháp lý

tcts 1

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc biện pháp xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý đối với hành vi trộm cắp tài sản, áp dụng vào sự việc này, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo điều 15 Nghị định 167/2013 hoặc bị xử lý hình sự theo điều 173 BLHS 2015.

Tuy nhiên theo thông tin ban đầu là người có hành vi vi phạm dưới 12 tuổi – chưa đủ độ tuổi để truy cứu trách nhiệm hình sự cho nên loại trừ được biện pháp xử lý hình sự. Ngoài ra căn cứ theo quy định về xử phạt hành chính, chỉ xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm khi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Theo đó, áp dụng vào sự việc này, hành vi trộm cắp tài sản có giá trị là hơn 2 triệu đồng, nếu bị xử lý hình sự sẽ thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng cho nên cũng loại bỏ được việc xử phạt hành chính trong trường hợp này.

Mặc dù người dưới 12 tuổi được xem là đối tượng “yếu thế” trong xã hội do chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự tuy nhiên đối với hành vi vi phạm từ đối tượng này được xảy ra sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý căn cứ theo quy định tại điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính:

Điều 140. Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:
a) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Theo đó, nếu đáp ứng các điều theo khoản 1 điều 140 thì người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Trong trường hợp nếu có hành vi tái phạm trong thời hạn 6 tháng, thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như đối với người từ 14 tuổi trở lên.

Ngoài ra, do hành vi ăn trộm tài sản, tức là hây thiệt hại đến tài sản của người khác thì căn cứ theo quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại, cha mẹ của đứa bé – tức người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại căn cứ theo quy định tại điều 586 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến biện pháp xử lý đưa vào trường giáo dưỡng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

    Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề