Xử phạt hành vi sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật

Tóm tắt tình huống:

Xử phạt hành vi sử dụng lao động chưa thành niêntrái pháp luật

Nhà chú tôi do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cácem phải nghỉ học sớm để ra ngoài kiếm tiền. Em trai lớn nhà chú ấy năm nay 16tuổi đã đi làm cho công ty gần nhà không có hợp đồng lao động; thời gian làmthì có hôm làm từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối mới về lại còn thực hiện tăng ca đêmnhư những lao động trên 18 tuổi khác. Việc công ty ấy để em họ tôi làm vậy cósai không? Nếu sai thì họ bị xử phạt thế nào?

Người gửi: Huỳnh Đức Dương ( Hà Nam )

bua 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn,công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật lao động năm 2012

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vphạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng.

2. Xử phạt hành vi sử dụng lao động chưa thành niêntrái pháp luật

Căn cứ theo Điều 163 Bộ Luật lao động năm 2012 quy địnhvề nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

1. Không được sử dụng lao động chưathành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc,công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Thời giờ làmviệc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không đượcquá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việccủa người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Người từ đủ15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một sốnghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Không được sửdụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chấttác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;

5. Người sử dụnglao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổitham gia lao động được học văn hoá.”

Như thông tin bạn cung cấp thì em họ của bạn phảilàm việc 10 tiếng/ngày cùng với tăng cađêm lại không có hợp đồng lao động có thể nói hành vi này của công ty ấy làhành vi trái với quy định của pháp luật theo Điều 163 đã nêu trên.

Về việc xử phạt đối với hành vi này thì căn cứ theoĐiều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vphạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng cụ thể như sau:

1.Phạtcảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêngkhi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơquan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2.Phạt tiềntừ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có mộttrong các hành vi sau đây:

a)Sử dụngngười dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đạidiện theo pháp luật;

b)Sử dụnglao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều163 củaBộ luật lao động;

c)Sử dụngngười từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ mộtsố nghề, công việc được pháp luật cho phép.

3.Phạt tiềntừ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có mộttrong các hành vi sau đây:

a)Sử dụnglao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụngtheo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động;

b)Sử dụngngười dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theoquy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ Luật lao động”.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì công ty nơi em họbạn làm có thể bị xử phạt cảnh cáo còn về mức phạt tiền đối với trường hợp nàythì do bạn chưa cung cấp thông tin rõ ràng về công việc của em bạn nên bạn cóthể dựa trên tình hình thực tế của công việc và môi trường nơi người em làm đểbiết cụ thể.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử phạt hành vi sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử phạt hành vi sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề