Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con

Kính gửi công ty Luật Việt Phong !
Tôi muốn hỏi là chị A đi làm và tham gia bảo hiểm công ty dược phẩm B từ 2006 – 2011 và khi chị A chuyển về làm cho công ty xây dựng ở Vinh và cũng có chuyển bảo hiểm về công ty này. Trong thời gian ở công ty này chị A có chế độ thai sản cho cả 2 bé: 1 bé sinh năm 2012 và 1 bé sinh năm 2013 nhưng đến nay là 2019 vẫn chưa được nhận vì lý do công ty đang nợ tiền bảo hiểm nên bảo hiểm không giải quyết chế độ cho nhân viên! Chị A lên bảo hiểm hỏi thì họ bảo là chị A phải về công ty để hỏi! Chị A phải làm như thế nào?

Minh Anh

Căn cứ pháp lý

– Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

thai san 2017 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động nữ.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này người sử dụng lao độngđã vi phạm chính sách về tham gia bảo hiểm xã hội căn cứ theo điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quy định hướng dẫn cho điều 122, tại điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, trong trường hợp nàyđã phát sinh tranh chấp lao động theo quy định tại khoản 7 điều 3 BLLĐ 2012:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Như vậy, căn cứtheo các quy định về pháp luật lao động, sẽ có 2 cơ chế để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại điều 200 BLLĐ 2012:

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.

Ngoài ra, căn cứ theo điều 201 BLLĐ thì trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động phải được tiến hành lần lượt, trước hết là thông qua cơ chế hoà giải viên lao động. Theo đó, người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng – người lao động có quyền khiếu nại, yêu cầu đến Phòng lao động – thương binh và xã hội giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định tại điều 7 Thông tư 08/2013 quy định:

Điều 7. Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
trong trường hợp không đồng ý, thống nhất với kế hoạch hoà giải thì người lao động có quyền khiếu kiện đến cơ quan Toà án  ( căn cứ theo khoản 1điều 39 BLTTDS ) nơi công ty đặt trụ sở chính để giải quyết.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp và kịp thời đối với người lao động – là bên “yếu thế” trong quan hệ lao động, trong trường hợp này người lao động được quyền khởi kiện ngay đến cơ quan Toàán căn cứ theo quy định tại điều 201 BLLĐ 2012:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về chế độ thai sản đối với lao động nữ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề