Đã mở phòng khám thì có được bán quầy thuốc không?

Posted on Tư vấn luật doanh nghiệp 970 lượt xem

Nội dung tư vấn:

Chào luật sư, mình là bác sĩ, sắp tới mình mở phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, mình muốn bán thực phẩm chức năng luôn có được không và cần thủ tục đăng ký gì không ạ?

thuoc 5029
Căn cứ pháp lý:
  • Luật dược 2016
  • Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược

Mở quầy thuốc có phải là cơ quan kinh doanh dược không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 32 Luật dược 2016, cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

“…

đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

…”

Như vậy, mở quầy thuốc là cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ quyền.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dược

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật dược 2016, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược cần có chứng chỉ hành nghề dược.

Khoản 2 Điều 33 Luật dược 2016 quy định: người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật này

Ngoài ra theo Khoản 2 Điều 18 Luật dược 2016 quy định: người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Do vậy, điều kiện bao gồm văn bằng chuyên môn và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Như vậy, nếu bác sĩ đáp ứng được điều kiện về văn bằng, thời gian và nội dung thực hành chuyên môn theo quy định trên thì bác sĩ hoàn toàn có thể mở quầy thuốc hay có thể bán thực phẩm chứ:

Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Theo Điều 24 Luật dược 2016, hồ sơ bao gồm:

“1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.

3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.

5. Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này.

6. Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

7. Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.”

Thủ tục xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:

“1. Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;

b) Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.

2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề