Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Tóm tắt câu hỏi:

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Kính gửi Luật sư,

Hiện nay tôi là Giám đốc 1 tổ chức Phi chính phủ tại Nghệ An (Local NGO), Trung tâm tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người thất nghiệp… và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ, các yêu cầu về thủ tục pháp lý, Thuế phải nộp, cơ quan liên hệ…

Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

Trân trọng!

Người gửi: Đinh Mạnh Hải (Nghệ An)

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2014 (Sau đây gọi tắt là LDN 2014);

– Bộ luật dân sự năm 2005 (Sau đây gọi tắt là BLDS 2005);

– Luật đầu tư năm 2014 (Sau đây gọi tắt là LĐT 2014);

– Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của luật doanh nghiệp;

2/ Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội:

 Doanh nghiệp xã hội cũng là 1 loại hình doanh nghiệp được quy định rõ trong luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan, theo đó đối với việc thành lập doanh nghiệp phải thỏa mãn 5 điều kiện cơ bản là:

1) Điều kiện về tài sản

2) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

3) Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp

4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp

5) Điều kiện về thành viên, về người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức và về tổ chức quản lý.

Cụ thể:

– Điều kiện về tài sản:

+ Phải có tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp (Gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh)

+ Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

+ Loại tài sản: Phải là những thứ mà theo quy định của pháp luật là tài sản (Điều 163 BLDS 2005, Điều 35 LDN 2014) 

+ Mức độ tài sản: Tuỳ điều kiện của người thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có mức vốn tối thiểu để được kinh doanh (vốn pháp định) thì trong trường hợp này, vốn đăng ký kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định

+ Phương thức đăng ký tài sản khi thành lập và trong quá trình hoạt động: Định giá tài sản góp vốn khi thành lập và trong quá trình hoạt động (Điều 36 LDN 2014), chuyển quyền sở hữu tài sản (Điều 37 LDN 2014).

– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Quyền tự do kinh doanh thể hiện qua việc công dân Việt Nam có quyền lựa chọn và kinh doanh những ngành nghề không thuộc loại bị cấm đầu tư kinh doanh.
+ Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh: Điều 6 LĐT 2014

+ Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Điều 7 LĐT 2014
+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
+ Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải/chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật là luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
+ Ngành, nghề ưu đãi đầu tư: Điều 16 LĐT 2014 .

+ Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức như a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp

Những loại tên của doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài , tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 

Những loại địa chỉ của doanh nghiệp : 

+ Trụ sở chính: Bắt buộc phải có, là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) (Điều 43 LDN 2014).
  Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một nội dung trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (Điều 45 LDN 2014).
+ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
+ Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

– Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp:

+ Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 18 LDN 2014): Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

  b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

  c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

  d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

  đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

– Điều kiện về thành viên, về người đại diện theo pháp luật,người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu,thành viên, cổ đông là tổ chức và về tổ chức quản lý :

Những quy định của pháp luật đối với thành viên doanh nghiệp:
  + Quy định về số lượng thành viên tối thiểu, tối đa như trong công ty cổ phần (Điều 110), công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 47), công ty hợp danh (Điều 172 LDN 2014).

  + Quy định về tư cách thành viên trong công ty hợp danh

 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Điều 13, 14 LDN 2014
 Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức: Điều 15, 16
 Những quy định của pháp luật về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp: Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, trong cơ cấu tổ chức quản lý phải có các cơ quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Ngoài các điều kiện chung về doanh nghiệp nói trên, doanh nghiệp xã hội còn có 1 số Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội quy định tại Điều 10 LDN 2014 như sau:

“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

3/ Thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Căn cứ theo Điều 4  Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp xã hội như sau:

“1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.”

Như vậy, thủ tục đăng kí doanh nghiệp xã hội cũng tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại luật doanh nghiệp như sau:

– THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

4. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

5. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí : 200.000 đ/ lần cấp

– THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO TỔ CHỨC LÀM CHỦ SỞ HỮU
A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Điều lệ (mẫu tham khảo);

3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

3.1 Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

3.2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

4. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

5.1 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình chủ tịch công ty;

5.2 Danh sách người đại diện theo ủy quyền (mẫu quy định) và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình hội đồng thành viên;

6. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

7. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

8. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn  giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí: 200.000 đ/ lần cấp
– THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU
A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Điều lệ (mẫu tham khảo);

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

5. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

 C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí : 200.000 đ/ lần cấp
 – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
 A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Danh sách thành viên (mẫu quy định);

3. Điều lệ (mẫu tham khảo);

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

4.1 Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;

4.2 Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

4.3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn giải quyết :03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

 C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí: 200.000 đ/ lần cấp
 – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH
 A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Danh sách thành viên hợp danh (mẫu quy định);

3. Điều lệ;

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

 C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí: 200.000 đ/ lần cấp
 – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
 A. Thành phần hồ sơ

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định);

2. Danh sách cổ đông sáng lập (mẫu quy định) và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu quy định); Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (mẫu quy định);

3. Điều lệ (mẫu tham khảo);

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

4.1 Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;

4.2 Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

4.3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C. Kết quả thực hiện
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí: 200.000 đ/ lần cấp

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề