Người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Em vừa ra trường và đang thử việc công việc chăm sóc khách hàng ở một công ty trên Hà Nội. Khi đi phỏng vấn, trưởng phòng có nói với em là sau khi thử việc mà em được nhận ( ký hợp đồng lao động 2 năm ) thì em sẽ được đóng bảo hiểm. Theo em được biết có trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Vậy người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào. Xin cảm ơn luật sư!
Người gửi: Phạm Minh Phương
Bài viết liên quan:
bao hiem xa hoi 18053111114861315 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Luật việc làm 2013
– Nghị định 28/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
– Quyết định 595/QĐ-BHXH quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

2.Người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động người sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng trích % đóng vào quỹ bảo hiểm
Thứ nhất: Về mức đóng
Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làmvà các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.”
( Điều 14, Quyết định 595/QĐ-BHXH )
– Bảo hiểm xã hội: Nếu thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn cùng người sử dụng lao động phải bắt buộc đóng theo quy định về bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với trường hợp bạn không thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng đóng hoặc trong thời gian bạn không tham gia bảo hiểm bắt buộc
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 
Bạn làm việc theo hợp đồng lao động thì hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở ( bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương)
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Do bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc nên trong thời gian tham gia bảo hiểm bắt buộc bạn không thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa
Bảo hiểm thất nghiệp: đây là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm. Bạn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
” ( Luật việc làm 2013)
Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định cụ thể tại điều 58, Luật việc làm 2013
Thứ hai, Phương thức đóng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ trích 8% mức tiền lương tháng của bạn và sẽ đóng thêm 18% vào các quỹ ốm đau; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất cho người lao động
Đối với tháng mà bạn không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Nếu bạn có giao kết với 1 hoặc nhiều người sử dụng khác nữa thì bạn cần xem xét bởi pháp luật có quy định bạn sẽ chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
– Bảo hiểm thất nghiệp:
Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Đỗ Thị Nga

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề