Nhãn hiệu phi truyền thống

Posted on Tư vấn luật SHTT 386 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tại tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về nhãn hiệu. Theo tôi được biết thì hiện nay đã xuất hiện nhiều thuật ngữ về nhãn hiệu phi truyền thống. Luật sư có thể nói rõ hơn cho tôi về nhãn hiệu và cách hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống được không ạ? Xin cám ơn luật sư! 
Người gửi: Thùy Dương (Vĩnh Phúc)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

2/ Nhãn hiệu phi truyền thống.

Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hiện nay pháp luật Việt Nam có sự phân loại nhãn hiệu cụ thể bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. Để được bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Căn cứ theo quy định trên thì hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mới chỉ quy định về phạm vi bảo hộ đối với những nhãn hiệu truyền thống, nói cách khác là những dấu hiệu có khả năng nhìn thấy được. Tuy nhiên, 
Trên thực tế, ngoài dấu hiệu nhìn thấy được thì hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới điển hình như Hoa Kỳ, Úc… đã có các quy định về bảo hộ nhãn hiệu không truyền thống (phi truyền thống). Ngoài ra, tại Điều 18.18 của Hiệp định TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương quy định về các loại dấu hiệu được xem là nhãn hiệu:
Không bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần. Ngoài ra, mỗi bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Một bên có thể đòi hỏi một mô tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu hoặc cả hai đều có thể”
Việt Nam với mong muốn tham gia Hiệp định này thì phải đáp ứng điều kiện các quy định về Sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm việc bảo hộ các nhãn hiệu với dấu hiệu không nhìn thấy. Trên cơ sở đó thì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có những khái niệm về nhãn hiệu không truyền thống vì vậy chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin tham khảo như sau:
– Theo WIPO – Tổ chức SHTT thế giới, nhãn hiệu không truyền thống “thường dùng để mô tả một nhãn hiệu mà khác với những loại nhãn hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng như logo hay tên và nó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được như hình dạng hoặc dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh hoặc mùi hương” .
– Theo Kenneth L. Port – Giáo sư Luật, Giám đốc Viện SHTT của Hoa Kỳ “Nhãn hiệu không truyền thống bao gồm các nhãn hiệu giác quan như âm thanh, màu sắc, mùi hương, mùi vị, nhãn hiệu được cảm nhận bằng xúc giác và nhãn hiệu hình ba chiều thậm chí bao gồm cả hình động của một sản phẩm” 
– Trong bài viết “Sự xuất hiện của xu hướng bảo hộ nhãn hiệu không truyền thống: bao bì và thiết kế của sản phẩm” của mình, A. Boulware Partner Baker & LLP Asoatore cũng đã đưa ra khái niệm về nhãn hiệu không truyền thống “là bất cứ dấu hiệu gì ngoại trừ từ ngữ hoặc logo mà làm cho người tiêu dùng liên tưởng đến nguồn gốc của một sản phẩm hoặc dịch vụ” 
Như vậy, hiện nay chưa có quy định thống nhất về nhãn hiệu phi truyền thông tuy nhiên nhãn hiệu phi truyền thống được chia thành nhãn hiệu có thể nhìn thấy (visual trademarks) và nhãn hiệu không thể nhìn thấy (non- visual trademarks). Trong đó, nhãn hiệu không truyền thống có thể nhìn thấy bao gồm: nhãn hiệu ba chiều, nhãn hiệu màu sắc, hình ảnh ba chiều (hologram), hình ảnh động (motion or multimedia),… và nhãn hiệu không truyền thống không nhìn thấy được chỉ đến các nhãn hiệu âm thanh (sound marks), mùi hương (olfactory marks), mùi vị (taste marks)… 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Nhãn hiệu phi truyền thống. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Nhãn hiệu phi truyền thống
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề