Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên

Tóm tắt tình huống:

Xin chào Luật Sư, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi là giáo viên mầm non. Tôi đi làm từ năm 1995 đến tháng 12 năm 2004 tôi có bằng sơ cấp, đến năm 2005 tôi có bằng trung cấp, tôi được xét thâm niên kể từ khi có bằng trung cấp 2005. Tôi được đóng bảo hiểm từ năm 1995. Từ năm 1995 đến năm 2004 tôi không được xét thâm niên. Vậy xin Luật Sư giúp tôi cách tính hưởng thâm niên như vậy đúng hay sai?
Người gửi: Trần Lan Anh
resize of gd 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong, với câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau :

1/ căn cứ pháp luật:

– Nghị định số 54/2011/NĐ-CP quy đinh về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
– Thông tư liên tịch số  68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.

2/ Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên:

Do thông tin bạn đưa ra chưa rõ ràng rằng kể từ khi nào thì bạn thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo Khoản 1 Điều  Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định:
“Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.”
Như vậy để được tính trợ cấp thâm niên thì bạn phải là nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan nhà nước phê duyệt. Nên khi nào bạn thuộc danh sách lương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì bạn sẽ được xét thâm niên mà không phụ thuộc vào bằng của bạn là trung cấp hay sơ cấp.
Theo Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử”
Theo quy định này bạn có thể tính được thời gian tính hưởng trợ cấp thâm niên của mình để được hưởng chế độ này theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Văn Tuyết

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về cách tính thâm niên đối với giáo viên
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề