Quy định về xử lý đối với tội phạm chưa thành niên trộm cắp tài sản

Tóm tắt câu hỏi: 

Thưa luật sư, luật sư tư vấn giùm em vấn đề này với ạ! Chuyện là, nhà em vừa bị mất trộm và đã bắt được người ăn trộm là thằng bé hàng xóm năm nay vừa tròn 14 tuổi, tài sản bị lấy là số tiền mặt hơn 10 triệu đồng. Thằng bé ấy có bị truy cứu và xử lý như thế nào ạ? Cảm ơn luật sư. 
Người gửi: Đức Huy
Bài viết liên quan:
trom cap 18050714081433180 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

2.Quy định về xử lý đối với tội phạm chưa thành niên trộm cắp tài sản

– Thứ nhất, về vấn đề chịu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 thì đối tượng trộm cắp tài sản ở đây không phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
“2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây::
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”
-Thứ hai về vấn đề xử lý thì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 90 Mục I Chương XII về việc Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Hành vi của người phạm tội ở đây được coi là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng tùy theo chi tiết vụ việc căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 BLHS 2015
Về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội chưa thành niên tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 91 BLHS 2015  
“4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.”
“6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”
Như vậy trong trường hợp này Tòa án sẽ xử lý theo quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, áp dụng một trong các quy định tại Mục 2 hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tại Mục 3, trước khi xét đến việc áp dụng hình phạt theo luật định về tội trộm cắp tài sản tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 BLHS 2015. 
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quy định hiện hành về vấn đề xử lý đối với người chưa thành niên có hành vi trộm cắp tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về xử lý đối với tội phạm chưa thành niên trộm cắp tài sản
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề