Thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh

Posted on Tư vấn luật doanh nghiệp 333 lượt xem

Để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong quá trình gia nhập, hoạt động trên thị trường, đã có những quy định chi tiết, cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục trong trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh…

Quý khách hàng đang có nhu cầu đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh và cần một đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ thành lập một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, giảm sự phiền hà, rắc rối? Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Luật Việt Phong cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện thay đổi

Căn cứ theo điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm các nội dung như:
+ Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh.
+ Tên hộ kinh doanh
+ Địa điểm kinh doanh
+ Thay đổi thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh trên giấy phép
+ Số lượng lao động

Theo đó, trong trường hợp hộ kinh doanh có những thay đổi liên quan đến các nội dung so với khi thành lập hộ kinh doanh thì được phép thực hiện hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Chuẩn bị hồ sơ

– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp ( bản gốc, căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 75 Nghị định 78/2015 )
– Giấy ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
– Tùy thuộc vào nội dung cần thay đổi sẽ kèm theo những tài liệu, giấy tờchứng minh trong phần thông tin khác hàng cung cấp.

Thông tin khách hàng cần cung cấp

ø Trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân, một gia đình làm chủ
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp ( bản gốc ).
– Tùy vào nội dung được thay đổi, hộ kinh doanh sẽ phải điền vào tờ khai theo mẫu tại Phụ lục III-3. 
ø Trường hợp do một nhóm cá nhân làm chủ
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân vềviệc thay đổi các nội dung đã đăng ký kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp ( bản gốc ).
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. 
– Tùy vào nội dung được thay đổi, hộ kinh doanh sẽ phải điền vào tờ khai theo mẫu tại Phụ lục III-3. 

Trên đây là những thông tin chung khách hàng cần phải cung cấp. Ngoài ra, tùy vào việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hộ gia đình cần phải chú ý đến một số trường hợp:

ø Thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh: 
– Trường hợp thay đối ngành nghề kinh doanh mới phải phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh”.
Dẫn chiếu đến khoản 2 điều 71 là các quy định tại khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 và điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định các ngành nghề cấm kinh doanh:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.)

ø Trường hợp bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cần đáp ứng 1 số điều kiện:
– Ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, trường hợp ngành nghề không nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
– Ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Đối với hộ kinh doanh khi thành lập chưa đăng ký số điện thoại/email/fax, khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh (hoặc các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh khác) phải kèm theo việc bổ sung thông tin về số điện thoại/email của hộ kinh doanh mình.

ø Thay đổi địa điểm kinh doanh: căn cứ theo điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh “có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch”.
Theo đó, cần có giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép về nơi cư trú xác nhận hoặc thông qua hợp đồng thuê nhà. Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân làm chủ phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

ø Thay đổi tên hộ kinh doanh: phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

ø Thay đổi thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh trên giấy phép: đối với trường hợp thay đổi thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng…đã được cấp dựatheo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cũ thì hồ sơ kèm theo phải có bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân mới. 

ø Số lượng lao động: dựa theo quy định tại điều 66 Nghị định 78/2015 quy định:
Hộ kinh doanh … sử dụng dưới mười lao động”. Theo đó, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 9 lao động. Nếu có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Việc thay đổi số lượng lao động phải được thể hiện trong thông báo kèm theotại Phụ lục III-3.

Trình tự thực hiện

– Cá nhân (người đại diện hộ gia đình) hoặc người được ủy quyền gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị phải có các văn bản được nêu tại mục Chuẩn bị hồ sơ.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận. 
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Lệ phí: 100.000 đồng/lần (Thông tư số 176/2012/TT-BTC)(Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Nhận kết quả

– Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

Ngoài dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, Công ty Luật Việt Phong còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật khác có liên quan đến hộ kinh doanh như đăng ký thành lập mới, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động…tại các tỉnh/thành phố trên lãnh thổ Việt Nam. Khách hàng có thể liên hệ đến hotline 1900 6589 hoặc 0984 597 647 /  0904 582 555 khi cần sử dụng dịch vụ cụ thể liên quan.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề