Trách nhiệm của cơ quan chức năng khi phát hiện người sử dụng ma tuý trái phép

Tóm tắt tình huống

Xin chào! xin được bên luật sư tư vấn về chuyện người nghiện ma túy đá trong gia đình. Ngày 20/8/2016, em trai tôi 28 tuổi độc thân, nghề nghiệp tự do, sống cùng gia đình bị nghiện ma túy đá nghiêm trọng. Gia đình bố mẹ đã từng khuyên ngăn và biện pháp cho cai nghiện tại nhà và cũng được phường xã tư vấn cai nghiện tại nhà. nhưng sau 1 thời gian vẫn không thành công. Gia đình tôi đã quyết định cho em nó đi cai nghiện bắt buộc, khi lên phường đã nói chuyện với anh công an chịu trách nhiệm khu phố nhiều lần và 1 lần gần đây nhất, anh công an có tư vấn gia đình làm đơn cho em tôi đi cai nghiện bắt buộc. Nhưng khi bố mẹ tôi làm đơn nộp cho phường thì họ lại làm ngơ không có 1 biện pháp gì cả , gia đình tôi đã đi lại rất nhiều lần, nhưng họ vẫn không giải quyết cho em tôi. Bây giờ em tôi nó bị ngáo đá tinh thần không còn như trước nữa, bị bạn bè lôi kéo hay trộm cáp vặt lung tung và giờ bị công an hình sự bên thành phố bắt. Tôi muốn hỏi như trong trường hợp này phường vô trách nhiệm trước lời thỉnh cầu của gia đình tôi cứu vớt 1 con người trong xã hội. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bênh. Vậy phường có chịu trách nhiệm trong trường hợp em tôi không? Tôi mong luật sư giải đáp câu hỏi sơm nhất cho gia đình tôi. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Tú Nguyễn

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong , với câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau :

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Nghị định 136/2016/NĐ – CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

2/Trách nhiệm của cơ quan chức năng khi phát hiện người sử dụng ma tuý trái phép

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định về Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định về Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
“Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:
a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;
c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:
a) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.
b) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.”
Như vậy nếu em trai bạn thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và thoả mãn các điều đã nêu trên thì Công an cấp xã khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì sẽ lập biên bản về hành vi vi phạm của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc khi được báo người có hành vi vi phạm thì phải lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ. Trong trường hợp khi bạn đã báo mà Công an không xử lý vụ việc bạn có thể khiếu nại vì đã không thực hiện chức năng của mình.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Trách nhiệm của cơ quan chức năng khi phát hiện người sử dụng ma tuý trái phép. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lan Nguyễn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm của cơ quan chức năng khi phát hiện người sử dụng ma tuý trái phép
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề