Nguyên tắc đặt tên cho con

Posted on Tư vấn luật dân sự 310 lượt xem

Nội dung câu hỏi

Em hiện tại hộ khẩu tỉnh đã kết hôn với vợ hộ khẩu thành phố, em không có nhập khẩu vô nhà vợ. Vậy luật sư cho em hỏi con em và vợ sau khi sinh ra nhập khẩu vô nhà vợ sau đó mang họ của em có được không ạ?

 

big co duoc tach ten cha ra khoi khai sinh cua con

 

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Việt Phong! Về vấn đề của bạn, Luật Việt Phong xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quy định pháp luật về đặt tên cho con

Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” 

Như vậy, trẻ em khi sinh ra có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) và họ của đứa trẻ được xác định họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.

Trong trường hợp của bạn, việc đặt họ cho con tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bạn và vợ bạn; nếu hai bạn không thỏa thuận được thì họ của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Do vậy, việc đặt họ cho con theo họ của bạn hoàn toàn tùy theo thỏa thuận giữa bạn và vợ bạn về việc đặt họ con theo họ của cha mà không phụ thuộc vào việc con bạn nhập hộ khẩu theo hộ khẩu của vợ bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề