Thanh lý hợp đồng khi một trong các bên làm mất bản hợp đồng đã ký kết

Posted on Tư vấn luật dân sự 366 lượt xem

Nội dung câu hỏi

Anh chị cho e hỏi chút ạ: Em qua Đài từ 13/01/2019. Đến tầm tháng 06/2019, do sức khoẻ nên em xin về nước và đã được chủ đồng ý. Đến hôm 23/12/2022, em nhận được giấy mời của Công ty môi giới thông báo là ngày 03/01/2023 có mặt tại công ty để thanh lý hợp đồng, khi đi mang theo hợp đồng với hộ chiếu. Vậy cho em hỏi là bây giờ hợp đồng em mất rồi, không biết để đâu nữa. Vậy bây giờ khi lên công ty em phải làm như nào ạ, công ty gọi em lên là xử lý như thế nào ạ, anh chị có thể cho em biết theo luật thì e có bị làm sao không ạ, em lo lắng quá. Em cứ nghĩ từ lúc em về là xong rồi. Bây giờ lại còn thanh lý hợp đồng nữa.

MẪU THANH LÝ HỢP ĐỒNG [DOC] Luật Nhiệt Tâm | Luật sư kinh tế và Đại diện sở  hữu trí tuệ

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Việt Phong! Về vấn đề của bạn, Luật Việt Phong xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Quy định pháp luật về thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ đã được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự hiện hành không còn quy định về khái niệm cũng như điều kiện thanh lý hợp đồng nhưng cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được mọi người sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng kinh tế là giúp cho các bên trong hợp đồng xác định rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì.

Khi đã xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.

Do đó, có thể hiểu thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận tiến trình hoàn thành công việc, khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc trong hợp đồng đã ký kết và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Thông thường các bên sẽ thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhận việc hai bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.

Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp hợp đồng được chấm dứt như sau:

“1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.”

Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”

Về nguyên tắc, Bộ luật dân sự hiện hành luôn tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên chủ thể giao kết hợp đồng miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, pháp luật không có quy định rằng khi tiến hành thanh lý hợp đồng các bên phải đem theo bản hợp đồng đã ký kết và do đó không quy định về hình thức xử phạt trong trường hợp này.

Nếu bạn và công ty không thỏa thuận về việc phải cầm theo bản hợp đồng đã ký kết khi thực hiện thanh lý hợp đồng và biện pháp xử lý khi một trong hai bên thực hiện không đúng theo thỏa thuận đã cam kết thì bạn chỉ cần tới hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng: rà soát thông tin cá nhân, kiểm tra lại tiến trình hoàn thành công việc, xác định các nghĩa vụ đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thiện và ký xác nhận mà không cần phải mang theo bản hợp đồng đã được ký kết.

 

 

 

 

 

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề