Trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có xác định thời hạn

Nội dung câu hỏi

Trường hợp hợp đồng lao động làm việc theo mùa vụ (dưới 12 tháng) thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu người lao động ốm đau, tai nạn mà không thể làm việc sau thời hạn điều trị đủ 06 tháng liên tục?

152 mau quyet dinh cham dut hdld moi 5

 

Luật sư tư vấn

Xin chào quý khách! Xin cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi tới Luật Việt Phong! Về vấn đề của quý khách, Luật Việt Phong xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Quy định pháp luật về trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có xác định thời hạn

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.”

Căn cứ theo quy định trên, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động bị tai nạn, ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Theo thông tin quý khách cung cấp, người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng, người lao động này bị ốm đau, tai nạn sau khi điều trị đủ 06 tháng liên tục mà vẫn không thể làm việc.

Như vậy, thời gian người lao động này được điều trị đã quá nửa thời hạn của hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động đó và người sử dụng lao động.

Do đó, trong trường hợp này, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề