Đã thanh toán hết số tiền trả góp nhưng vẫn bị ngân hàng đòi nợ cần xử lý như thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Bên em có mua điện thoại trả góp bên Paylater Phát Minh Tín. Em đã thanh toán xong từ hồi tháng 07/2021, nhưng đến tháng 01/2022 lại thấy ngân hàng liên hệ để đòi tiền. Em có liên hệ đến tổng đài của Paylater Phát Minh Tín nhưng không được, vậy em cần phải làm thế nào ạ?

20140125105703 doi no 1446342573573

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong.Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  •  Bộ Luật dân sự năm 2015

Đã thanh toán hết số tiền trả góp nhưng vẫn bị ngân hàng gọi điện đòi nợ cần xử lý như thế nào?

Mua điện thoại trả góp được coi là hình thức mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy việc mua trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận việc trả tiền trong một thời hạn nhất định. Từ những thông tin mà bạn cung cấp, bạn cần đưa ra các chứng từ chứng minh mình đã thanh toán đầy đủ cho bên Phát Minh Tín. Do đó nếu xảy ra trường hợp bị khởi tố ra Tòa bạn cần đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như sau:

+ Hợp đồng trả góp giữa bạn và bên Phát Minh Tín

+ Biên lai hoặc tin nhắn xác nhận bạn đã nộp đủ số tiền

+ Tin nhắn, ghi âm các cuộc điện thoại đòi nợ từ ngân hàng (nếu có)

Tuy nhiên để vụ việc này đi đến kết quả tốt đẹp nhất bạn cần nên tìm cách liên hệ được ngay với bên Phát Minh Tín để họ xác nhận cho việc bạn đã thanh toán hết số tiền trả góp bởi nếu đưa vụ việc này ra Tòa sẽ gây bất lợi cho các đôi bên.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề