Nội dung câu hỏi
Nếu giáo viên môn sử không tổng kết học kì 1, kì 2 có lên lớp được không ạ?
Bài viết liên quan
- Khi đã quá tuổi có thể học lại cấp 3 hay không?
- Bé học kém có được học lại 1 năm ở mẫu giáo không?
- Các công việc phù hợp với trẻ chưa thành niên
- Cho con đi học chậm 1 năm so với các bạn
- Trẻ đủ tuổi bước vào lớp 1 nhưng muốn cho bé học lùi lại 1 năm có được không?
Luật sư tư vấn
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin phép được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
- Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Điều kiện để được lên lớp
Khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh như sau:
“1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, học sinh có quyền được ngôi trường mà học sinh đang theo học đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong thời gian học tập tại trường đó. Vì vậy, giáo viên có nghĩa vụ phải tổng kết điểm môn học theo từng học kỳ cho học sinh.
Trong trường hợp của bạn, giáo viên có nghĩa vụ phải tổng kết điểm môn sử theo từng học kỳ cho bạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT:
“1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.”
Theo quy định trên, đánh giá xếp loại học lực là một trong những điều kiện để học sinh được xét lên lớp. Môn sử là một môn học nằm trong chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục, do đó để xếp học lực thì phải tổng kết toàn bộ các môn học trong chương trình học, trong đó có môn sử.
Như vậy, nếu bạn chưa được tổng kết kết quả học tập môn sử thì bạn chưa đủ điều kiện để được lên lớp.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
- Nghị quyết số 01/2003/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 16 tháng 04 năm 2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình
- Tiền lương làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ có phải là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không?
- Mua xe lại của một người đã mua lại mà chưa đăng ký sang tên phải làm gì?
- Mức trợ cấp mới trong trường hợp giám định lại mức suy giảm khả năng lao động